Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (2)

H24

“Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay:

- Cô Gió kìa!

- Cô Gió ơi! - Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi.

- Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!

- Lát nữa nhé! - Cô Gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời. - Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.”

Bố mẹ Đào đều đi công tác vắng. Chỉ còn hai bà cháu ở nhà. Trời nóng hầm hập. Bà ốm, nằm trên một cái giường tre. Trán bà vã mồ hôi. Đào luôn tay cầm cái quạt giấy quạt cho bà. Đào biết bà nóng vì vầng trán và lưng áo của bà đang đẫm mồ hôi. Đào thương bà quá!

Từ xa, cô Gió đã nghe tiếng và biết hết mọi việc. Cô vội vàng chạy đến để giúp bà một tay. Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Hai bà cháu nhận ra cô Gió. Bà tươi tỉnh hẳn lên:

- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi! Ôi, cô Gió thật là tốt bụng quá! Bà cứ tỉnh cả người.

Hai bà cháu thầm biết ơn cô Gió.

(Cô Gió mất tên, Xuân Quỳnh)

Bài 1: Trắc nghiệm (2.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự                                             B. Biểu cảm               C. Nghị luận                          D. Miêu tả

Câu 2: Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                  B. Ngôi thứ hai                     C. Ngôi thứ ba                                  D. Không có ngôi kể

Câu 3: Câu văn nào dưới đây có chứa trạng ngữ?

A. Người ta gọi cô là Gió.

B. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết.

C. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn.

D. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả.

Câu 4: Văn bản trên có sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. Ba từ                                 B. Bốn từ                               C. Năm từ                                          D. Sáu từ

Câu 5: Nhân vật cô Gió trong văn bản đã hiện lên như thế nào?

 

A. Thích rong chơi

B. Làm phiền mọi người

C. Thích giúp đỡ mọi người

D. Hay bắt nạt trẻ nhỏ

 

Câu 6: Thái độ của mọi người trong văn bản đối với cô Gió như thế nào?

 

A. Sợ hãi

B. Yêu quý

C. Cười nhạo

D. Không để ý

 

Câu 7: Đâu không phải các công việc của cô Gió được nhắc đến trong văn bản?

A. Giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn.

B. Giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả.

C. Đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn.

D. Thổi bay lá khô rơi trên mặt đường.

Câu 8: Văn bản trên có cùng thể loại với văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?

A. Bài học đường đời đầu tiên                                           C. Thạch Sanh

B. Vua chích choè                                                                            D. Trái đất - Cái nôi của sự sống

Bài 2: Tự luận (3.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

“Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô...”

Câu 2: (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 5- 7 câu nêu bài học em rút ra được từ văn bản “Cô Gió mất tên”.

Phần II (5.0 điểm)

Bằng một bài văn khoảng 1.5 trang giấy thi, em hãy kể lại một trải nghiệm thú vị của mình trong mùa hè này.