Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


LD

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

        Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.
       Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :
– Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm.
         Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình
 ( Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học)

Thực hiện các yêu cầu sau:   

Câu 1. Nhân vật nào là nhân vật chính trong câu chuyện? Truyện được kể theo ngôi kể nào?

Câu 2. Tìm từ láy và nêu tác dụng trong câu văn: “Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã”.
Câu 3. Cô bé đã làm gì để cứu mẹ ?

Câu 4. Theo em, bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm là gì?

nhanh hộ mìn nha gấp lắm á !!!

LD

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới

    Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, ngây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn văn trên. Thông điệp tác giả muốn gửi tới người đọc là gì?

Câu 3: Cho câu văn sau:

Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, ngây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

a.Ghi lại 2 từ mượn có nguồn gốc từ các nước châu Âu và 2 từ mượn từ tiếng Hán

b.Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ được sử dụng ở câu văn trên 

Câu 4: Bao bì ni lông nói riêng và rác thải nhựa nói chung đang ngày đêm hủy diệt môi trường một cách tàn nhẫn. Hãy viết đoạn văn khoảng 3 - 5 câu khuyên nhủ mọi người trong vấn đề sử dụng bao bì ni lông? 

Gấp lắm a !!!

LD

I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh.Không một ai muốn sống ở gần đó.Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được.Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!

(Hai biển hồ - Cho là nhận - Hạt giống tâm hồn)

1.Hãy chỉ ra hai phương thức biểu đạt có trong văn bản trên 

2.Qua văn bản, cho biết nguyên nhân tên gọi biển Chết. Tác giả đã đưa ra những lý lẽ nào để biển có tên gọi như thế? 

3.Qua câu chuyện của hai biển hồ, tấc giả đưa ra luận điểm nào? Tìm câu văn ghi lại luận điểm chính của văn bản? 

4.Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói đến chủ đề mà câu chuyện trên đề cập đến, con hãy chỉ ra 01 câu tục ngữ hoặc ca dao nói đến chủ đề này. 

5. Trong câu chuyện trên, tác giả mượn hình ảnh của hai biển hồ để thể hiện một quan điểm về sự sẻ chia trong cuộc sống. Nhà văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

6. Câu văn “Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát” là câu đơn hay câu ghép? Vì sao con khẳng định như thế?

gấp lắm rùi mọi ngừi nhanh hộ mink nha :)

I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh.Không một ai muốn sống ở gần đó.Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được.Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!

(Hai biển hồ - Cho là nhận - Hạt giống tâm hồn)

1.Hãy chỉ ra hai phương thức biểu đạt có trong văn bản trên

2.Qua văn bản, cho biết nguyên nhân tên gọi biển Chết. Tác giả đã đưa ra những lý lẽ nào để biển có tên gọi như thế? 

3.Qua câu chuyện của hai biển hồ, tấc giả đưa ra luận điểm nào? Tìm câu văn ghi lại luận điểm chính của văn bản? 

4.Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói đến chủ đề mà câu chuyện trên đề cập đến, con hãy chỉ ra 01 câu tục ngữ hoặc ca dao nói đến chủ đề này. 

5. Trong câu chuyện trên, tác giả mượn hình ảnh của hai biển hồ để thể hiện một quan điểm về sự sẻ chia trong cuộc sống. Nhà văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 

6. Câu văn “Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát” là câu đơn hay câu ghép? Vì sao con khẳng định như thế? 

Gấp lắm nên mọi ngừi nhanh lên hộ mink nha !! cảm mơn :>