Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


HN

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam:“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng”.” (Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ có trong câu văn sau: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam”.

Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra câu nêu luận điểm trong đoạn trích trên.

Câu 4 (0,5 điểm): Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động: “Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị”.

Câu 5 (1 điểm): Qua đoạn trích trên, em học được những đức tính gì ở Bác?

Câu 6 (1 điểm): Từ chân dung phong cách Hồ Chí Minh kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy trìnhbày suy nghĩ về đức tính giản dị của con người. (Viết đoạn văn khoảng 3 - 5 câu)

Ai giúp mình với ạ, cảm ơn nhiều:

HN

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thích nghi của động và thực vật ở môi trường hoang mạc? *

A. Tự hạn chế thoát hơi nước.

B. Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

C. Rút ngắn thời kì sinh trưởng, chịu đói và chịu được khát đi xa tìm nước, thức ăn.

D. Có lớp lông dày và lớp mỡ dày không thấm nước.

Câu 2. Vấn đề môi trường cấp bách nhất ở đới lạnh liên quan đến biến đổi khí hậu hiện nay là *

A. hoang mạc ngày càng mở rộng.

B. bùng nổ dân số dẫn đến suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

C. ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp và giao thông.

D. hiệu ứng nhà kính dẫn đến Trái Đất nóng lên, băng tan làm mực nước biển dâng

Câu 3. Nhiệt độ ở môi trường vùng núi khi đi từ chân núi lên đỉnh núi có đặc điểm là *

A. sườn đón gió mưa ít.

B. càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 100 m giảm 0,6 độ C.

C. càng lên cao nhiệt độ càng tăng, lên cao 100 m tăng 0,6 độ C.

D. sườn khuất nắng nhiệt độ cao.

Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây không đúng khi giải thích “Khí hậu châu Phi khô, nóng bậc nhất thế giới? *

A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến nên lãnh thổ châu Phi nằm chủ yếu ở môi trường đới nóng.

B. Ven bờ có nhiều dòng biển lạnh nên mang mưa ít cho châu lục

C. Nằm giữa 2 chí tuyến nên chịu sự chi phối của khối khí chí tuyến nóng khô.

D. Sự hoạt động của gió Tây Ôn đới; xâm nhập các khối khí lạnh từ cực di chuyển xuống. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng .khi nói về đặc điểm dân số châu Phi? *

A. Vùng đất của người nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng.

B. Bùng nổ dân số do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới đạt 2,4%. C. Xung đột tộc người do có nhiều thổ ngữ, phong tục tập quán khác nhau.

D. Nạn đói thường xuyên xảy ra; đại dịch HIV/AIDS; xung đột biên giới và nội chiến.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh? *

A. Có lớp mỡ dày, lớp lông dày, bộ lông không thấm nước.

B. Sống thành đàn để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau.

C. Rút ngắn thời kì sinh trưởng, chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi; thân còi cọc, thấp lùn. D. Ngủ đông hoặc di cư đến nơi có khí hậu ấm áp.

LÀM HỘ MIK NHA !