Văn bản "Tại sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh"
1. Vấn đề chính đặt ra trong văn bản Tại sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh là gì?
A. Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc truyên truyền bảo vệ rừng
B. Khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống của con người
C. Khẳng định ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đối với cuộc sống con người
D. Khẳng định tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống con người
2. Câu trả lời nào phù hợp với câu hỏi: Vì sao văn bản trên được coi là văn bản nghị luận?
A. Vì văn bản phản ánh thực trạng về hiện tượng chặt phá rừng và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả
B. Vì văn bản nêu lên các lí lẽ, bằng chứng, thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến: cây xanh chính là nguồn sống của chúng ta.
C. Vì văn bản đã trình bày những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc về vai trò, lợi ích và tác dụng của rừng và các loại cây xanh
D. Vì văn bản đã kể lại những điều đã chứng kiến về việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng của người miền núi như thế nào
3. Nhan đề văn bản đã nêu bật được nội dung gi?
A. Nêu câu hỏi để gây ấn tượng C. Vấn đề cần làm sáng tỏ
B. Nêu câu hỏi để chất vấn D. Ý kiến cần bác bỏ
4. Cấu trúc của văn bản trên có gì đặc sắc?
A. Các đoạn văn lần lượt nêu lên tầm quan trọng và tác dụng của cây xanh
B. Lí lẽ nêu ở phần mở đầu, các đề mục sau chỉ nêu những bằng chứng
C. Ý kiến và lí lẽ nêu ở phần kết, phần thân bài chỉ nêu bằng chứng
D. Nội dung chính được nêu thành một đoạn in đậm ở đầu của văn bản
5. Câu nào nêu khái quát tầm quan trọng của cây xanh?
A. Nơi mà có nhiều cây nhất phải kể đến rừng, với độ đa dạng sinh học bậc nhất
B. Chính vì thế có thể nói cây xanh chính là nguồn sống của chính chúng ta.
C. Không có cây xanh thì làm sao có thể điều hoà không khí, chống xói mòn.
D. Cây xanh có nhiệm vụ hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí oxi.
6. Câu nào nêu bằng chứng về “Việc tàn phá rừng đã gây hậu quả nghiêm trọng”?
A. Sự đa dạng ấy đã tạo nên một môi trường cư trú vô cùng lí tưởng cho các loài động vật hoang dã cùng muôn vàn các loại sinh vật khác.
B. Môi trường ấy đã tạo nên sự cân bằng sinh thái, đảm bảo độ đa dạng sinh học của Trái Đất, giúp bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C. Biết bao thiên tai, mưa lũ, hạn hán, sóng thần, động đất,... ập đến liên miên, không theo một chu kì, hay mùa nào,..
D. Ngày nay, rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng, thích hợp với các du khách yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá.
7. Dòng nào nêu khái quát các lợi ích của rừng được nêu trong văn bản trên?
A. môi trường, kinh tế, du lịch
B. môi trường, cây thuốc, động vật hoang dã
C. môi trường, thực vật, gỗ quý
D. môi trường và du lịch sinh thái
8. Các từ “hoang dã” và “tuyệt chủng” trong câu: “Nhiều loài động vật hoang dã đang trên đà tuyệt chủng cũng bởi do nạn chặt phá rừng” phù hợp với nội dung nghĩa nào dưới đây?
A. Nơi cằn cỗi, nghèo khó, xa đời sống con người; bị mất nòi giống
B. Nơi không có cây và rừng, xa đời sống con người; động vật bị huỷ hoại
C. Nơi rừng núi hiểm trở, chim chóc, muông thú nhiều; bị thất lạc nòi giống
D. Nơi bỏ hoang, hẻo lánh, xa đời sống con người; bị mất hẳn nòi giống
9. Có bao nhiêu từ Hán Việt trong câu: “Nhiều loài động vật hoang dã đang trên đà tuyệt chủng cũng bởi do nạn chặt phá rừng”.
A. 1 từ
B. 2 từ
C. 3 từ
D. 4 từ
10. Đoạn kết thúc văn bản “Khi hiểu rõ ... cụ thể” có mục đích gì?
A. Thuyết phục mọi người về những giá trị kinh tế mà rừng mang lại
B. Phê phán việc khai thác rừng một cách bừa bãi, thiếu trách nhiệm
C. Kêu gọi và phổ biến cách trồng cây xanh như thế nào cho hiệu quả
D. Kêu gọi mọi người chung tay xây dựng môi trường xanh, trồng nhiều cây