Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


LH

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

ĐỀ SỐ 7

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ, trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 60)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn văn

Câu 3: Câu văn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại.

Câu 4: Tìm các cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong đoạn văn trên

Câu 5 : Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”

 

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ

Thương người như thể thương thân

 

LH

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

ĐỀ SỐ 6

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

            “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

         Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

         Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.


(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Phần trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

2. Đoạn văn nằm ở phần nào của văn bản? Nội dung của đoạn văn trên là gì ? (1,0 điểm)

3. Tìm phép liệt kê và nêu tác dụng của nó trong đoạn văn trên. (1,0 điểm)

4. Xét về mặt cấu tạo, các câu: “Than ôi!”, “Lo thay!”, “Nguy thay!” thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

5. Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảnh người dân đi hộ đê? (1,0 điểm)

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng