Tham khảo :
Câu 1 :
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai , hầu hết các quốc gia ở châu Á đều là thuộc địa của đế quốc thực dân .
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc vùng nổ mạnh mẽ, đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.
Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).
Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.
Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin – ga – po, Ma – lai – xi – a và Thái Lan.
Câu 2 :
- Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Phi, phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, sau đó lan ra khu vực khác.
- Các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tích.Nhưng nhũng thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của Châu Phi. Nhiều nước Châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
- Từ năm 1987 đến năm 1997, riêng ở Châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến, đã có tới 800 nghìn người thiệt mạng, 1,2 triệu người phải lang thang tị nạn.
- Những năm gần đây, đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột.... Lớn nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi(AU)
Câu 3 :
Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.