Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


TT

Câu 1. Bán kính Trái Đất là R = 6, 4.10^3 km, tại một nơi có gia tốc rơi tự do bằng một phần ba gia tốc rơi tự do trên mặt đất, độ cao h của nơi đó so với mặt đất là:

A. 4,685.10^3 km      B. 2,65.10^3 m     C. 4685.10^3 m      D. 6,40.10^3 km

 

Câu 2. Một vật khối lượng m = 500 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là u = 0,1. Vật bắt đầu được kéo bằng một lực F = 2,5 N có phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s^2, gia tốc của vật là:

A. 4,1 m/s^2          B. 4 m/s^2       C. 0,4 m/s^2         D. 3,0 m/s^2

 

Câu 3. Vật có khối lượng 200 g chuyển động tròn đều với chu kì 2 s, trên quỹ đạo có bán kính 20 cm. Độ lớn lực hướng tâm tác dụng lên vật là:

A. 0,13 N       B. 6,3 N       C.4 N        D. 0,4 N

 

Câu 4. Ở độ cao bằng một nửa bán kính Trái Đất có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do mặt đất là 10 m/s^2 và bán kính Trái Đất là 6400 km. Tốc độ dài của vệ tinh là:

A. 5824 m/s     B. 6732 m/s      C. 6000 m/s      D. 6532 m/s

 

Câu 5. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 32 cm, khi bị nén lò xo dài 30 cm và lực đàn hồi của nó bằng 8,0 N. Hỏi khi bị nén để lực đàn hồi của lò xo bằng 28 N thì chiều dài của nó bằng:

A. 37 cm       B.47 cm       C. 27 cm            D. 25 cm

 

Câu 6. Cho biết khối lượng của Trái Đất là M = 6,02.10^24 kg, khối lượng của một hòn đá là m = 150 kg, gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s^2. Hòn đá hút Trái Đất một lực là:

A. 5,9.1025 N        B. 2,36.1025 N        C. 1470 N                 D. 14,70 N

 

Câu 7. Mỗi tàu thuỷ có khối lượng 2.10^5  tấn. Khi ở cách nhau 1,5 km, lực hấp dẫn giữa hai tàu thuỷ đó là:

A. 2,7.10N       B. 1,1858 N             C. 107,8 N              D. 1,3.10N

 

Câu 8. Một vật có khối lượng 1 kg đang nằm yên thì được kéo trượt trên sàn nằm ngang bằng lực 5 N. Biết sau 5s thì vật có vận tốc 3 m/s. Cho g = 10 m/s^2. Hệ số ma sát trượt là:

A. 0,44              B. 0,01                C. 0,2             D.0,1

 

Câu 9. Muốn lò xo có độ cứng k = 100 N/m giãn ra một đoạn 20 cm, | lấy g = 10 m/s2 thì phải treo vào lò xo một vật có trọng lượng bằng:

A. 20 N                  B. 10^3 N                  C. 10^2N                 D. 0,1 N

 

Câu 10. Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe là 0,01. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường. Để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s thì động cơ phải tạo ra lực kéo là . Lấy g = 10 m/s^2.

A. 450 N            B. 500 N                  C. 400 N                       D. 250 N