Tự đánh giá học kì II

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đọc hiểu

a) Đọc câu chuyện sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

1. Phương án nào nếu đúng đặc điểm thể loại của văn bản Lừa đội lốt sư tử?

A. Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới.

B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người.

C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc.

D. Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật.

=> Đáp án: B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người.

2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ ba.

B. Ngôi thứ nhất. 

C. Ngôi thứ nhất số nhiều.

D. Ngôi thứ hai.

=> Đáp án: A. Ngôi thứ ba.

3. Câu nào sau đây gợi ra bài học cho con người?

A. Một hôm, lừa lấy được bộ lông sư tử do thợ săn quẳng ra ngoài để phơi.

B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy ....

C. “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc.".

D. Ngay sau đó, cáo chạy lại bảo với nó rằng: “A, ta nhận ra nhà người!".

=> Đáp án: C. “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc.".

4. Câu nào sau đây có chứa từ Hán Việt?

A..... Trong ngày hôm ấy, nó là một chú lừa đầy kiêu hãnh.

B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy ...

C. Nó khoác vào và tiến về làng.

D. "A, ta nhận ra nhà người!".

=> Đáp án: A..... Trong ngày hôm ấy, nó là một chú lừa đầy kiêu hãnh.

5. Câu nào nêu đúng nội dung của văn bản Lừa đội lốt sư tử?

A. Nhân vật "tôi" kể về chuyện con lừa đội lốt sư tử.

B. Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

C. Con lừa kể về chuyện mình đã mượn lốt sư tử.

D. Con cáo kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

=> Đáp án: B. Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

6. Phương án nào nêu dùng ý nghĩa (bài học) rút ra được từ câu chuyện trên?

A. Cáo luôn luôn là con vật tinh khôn, cần cảnh giác với nó.

B. Nên làm bạn thân với mọi người để tránh tai hoạ.

C. Cần tránh xa những con vật hung dữ như sư tử.

D. Mượn danh tiếng của người khác sẽ chuốc vạ vào thân.

=> Đáp án: D. Mượn danh tiếng của người khác sẽ chuốc vạ vào thân.

b) Đọc đoạn trích sau và chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 9):

7. Phương án nào nếu đúng căn cứ chủ yếu để xác định đoạn trích trên là văn bản nghị luận?

A. Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục học sinh cần có trách nhiệm với chính mình.

B. Nêu lên các ví dụ về sự đam mê học tập, có chí tiến thủ làm những việc lớn.

C. Nêu lên tầm quan trọng của việc xác định ngành nghề trong tương lai.

D. Nêu lên ý nghĩa của các phương pháp học tập giúp học sinh học giỏi hơn.

=> Đáp án: A. Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục học sinh cần có trách nhiệm với chính mình.

8. Trong các câu sau, câu nào nêu lí lẽ?

A. Các bạn có thể là một tác giả có tài thậm chí tài đến mức có thể viết được sách hay báo ...

B. Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cũng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được.

C. Các bạn có thể là một nhà cải cách hay phát minh có tài – thậm chí tài đến mứccó thể khám phá ra một loại iPhone mới ...

D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ ...

=> Đáp án: B. Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cũng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được.

9. Câu nào thể hiện rõ lời khuyên của Tổng thống Ô-ba-ma đối với học sinh?

A. Mỗi người trong các bạn đều giỏi một việc gì đó.

B. Đấy chính là cơ hội mà nền giáo dục có thể cung cấp cho các bạn.

C. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.

D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ ...

=> Đáp án: C. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.

10. Tại sao có thể nói: “Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này."? Viết vào vở câu trả lời ngắn gọn của em.

* Gợi ý: 

- Kết quả học tập tốt là minh chứng cho quá trình nỗ lực, rèn luyện bản thân của học sinh. Mỗi con người có ý thức cố gắng, nỗ lực học tập có tri thức, phẩm chất đạo đức tốt sẽ góp phần đưa đất nước phát triển, hòa nhập cùng sự tiến bộ của nhân loại.

II. Viết

Chọn một trong hai để sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.

Đề 2. Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.

* Gợi ý cho Đề 2: Dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Lối sống giản dị.

- Thân bài:

+ Giải thích: Lối sống giản dị là gì?

+ Quan điểm về ý kiến: ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa.

=> Không đồng tình vì:

  • Lối sống giản dị giúp con người dễ hòa nhập.
  • Lối sống giản dị tạo nên sự thân thiện, thanh thản, yên bình.

+ Những tấm gương sống giản dị: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến...

+ Phản biện:

  • Lối sống giản dị không phải lối sống xuề xòa, cẩu thả, lạc hậu, hà tiện. Giản dị cần phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.
  • Phê phán lối sống xa hoa, lãng phí.

+ Bài học:

  • Nhận thức đúng đắng về lối sống.
  • Có những hành động cụ thể: sống giản dị, chân thành, không đua đòi.

- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Nêu suy nghĩ bản thân.