Nội dung lý thuyết
Các phiên bản kháca) Đọc đoạn thơ sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):
Mình về với Bác đường xuôi
Thừa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Nguời
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người...
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
1. Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên?
A. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.
B. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng thứ sáu dòng bát.
C. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng bát trước vần với tiếng cuối dòng lục sau.
D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.
Đáp án: D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.
2. Từ "nhớ" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc.
C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc.
D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ.
Đáp án: D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ.
3. Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?
A. Mình, Bác, Ông Cụ.
B. Bác, Ông Cụ, Người.
C. Mình, Bác, Người.
D. Mình, Ông Cụ, Người.
Đáp án: B. Bác, Ông Cụ, Người.
4. Dòng thơ nào chứa từ láy?
A. Nhớ chân Người bước lên đèo.
B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người...
Đáp án: C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
5. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật?
A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc.
B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ.
C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ.
D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ.
Đáp án: B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ.
6. Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc với Bác Hồ?
A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp.
B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ.
C. Sử dụng biện pháp điệp từ "nhớ".
D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ.
Đáp án: C. Sử dụng biện pháp điệp từ "nhớ".
b) Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 9):
27-1-1973: Kí hiệp định Pa-ri (Paris) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
7. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin về một sự kiện lịch sử?
A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
B. Nêu lên các lí do dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
C. Nêu lên các căn cứ khoa học về việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
D. Nêu lên tác dụng và ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
Đáp án: A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
8. So với nhan đề văn bản, thông tin nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Hiệp định đã được kí tắt giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Kit-xinh-giơ.
B. Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã đưa tin này.
C. Buổi lễ kí kết đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ.
D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt.
Đáp án: D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt.
9. Phương án nào sau đây nêu đúng đặc điểm văn bản thông tin thể hiện trong đoạn trích trên?
A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.
B. Nhiều bằng chứng quan trọng được nêu lên.
C. Nhiều lí lẽ được phân tích và làm sáng tỏ.
D. Nhiều ý kiến, nhận định đánh giá về sự kiện lịch sử.
Đáp án: B. Nhiều bằng chứng quan trọng được nêu lên.
10. Liệt kê ba thông tin theo em là quan trọng nhất trong đoạn trích trên.
- 22-1-1973, các chuyên viên Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thỏa thuận xong giữa hai bên.
- 23-1-1973, 12h30 (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí tắt giữa các cố vấn đặc biệt.
- 27-1-2973, 11h (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn (khoảng 2 trang)
Đề 1: Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ khiến em xúc động nhất.
Đề 2: Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình.
Gợi ý đề 1:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm văn bản À ơi tay mẹ.
Thân bài:
* Hình ảnh đôi bàn tay mẹ
- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời
+ "chắn mưa sa".
+ "chặn bão qua mùa màng".
→ Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên.
→ Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.
- Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con
+ "bàn tay mẹ dịu dàng".
+ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con.
→ Trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.
- Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con
+ "thức một đời".
+ "mai sau bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru.
+ "chắt chiu từ những dãi dầu".
→ Người mẹ vất vả, chắt chiu...nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.
- Nghệ thuật
+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái".
+ Ẩn dụ:
+ Lối thơ, nhịp thơ như lời hát ru.
→ Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện tình cảm của mẹ đối với đứa con nhỏ của mình.
* Lời ru của người mẹ hiền
- Mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người
+ Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:
+ Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".
+ Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".
- Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình "À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình".
→ Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ.
- Nghệ thuật
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Ru cho".
+ Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy".
+ Nhân hóa "đời nín cái đau".
+ Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.
→ Tác dụng
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và suy nghĩ của bản thân.