Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác❔ Các từ in đậm trong đoạn trích sau có nét chung nào về nghĩa?
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Trả lời:
- Các từ in đậm đều có một nét chung về nghĩa: Chỉ bộ phận của cơ thể người.
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
1. Một trường từ vựng có thể bao gồn nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
VD: Trường từ vựng "mắt" có những trường từ vựng nhỏ sau đây.
- Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi,...
- Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc sảo, lờ đờ, tinh anh, mù, lòa,...
- Cảm giác của mắt: chói, quáng, hoa, cộm,...
- Bệnh về mắt: quáng gà, cận thị, viễn thị,...
- Hoạt động của mắt: nhìn, trông thấy, liếc, nhòm,...
2. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều từ khác biệt nhau về loại.
VD: thuộc trường "mắt" có danh từ như con người, lông mày,... động từ như nhìn, liếc,... các tính từ như lờ đờ, lòa,...
3. Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
VD: Từ "ngọt" bao gồm:
+ Trường mùi vị: cùng với trường cay, đắng, chát, thơm,...
+ Trường âm thanh: cùng với trường êm dịu, chối tai,...
+ Trường thời tiết: trong rét ngọt, cùng trường với hanh, giá rét,...
4. Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,...).
VD:
Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:
- Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết? Cho cậu chết!
Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó,ôm đầu nó, đập nhẹ vào lưng nó và dấu dí:
- À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm. Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi...
(Nam Cao, Lão Hạc)
-> Trong đoạn văn trên, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng "người" sàng trường từ vựng "thú vật" để nhân hóa.