Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Nguyên Hồng (1918 - 1982)
- Quê quán: Nam Định.
- Sự nghiệp:
+ Đề tài: hướng về những người cùng khổ.
+ Sáng tác: tiểu thuyết, kí, thơ thành công hơn cả là tiểu thuyết.
+ Phong cách: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào thiết tha, rất mực chân thành.
- Các tác phẩm chính: “Bỉ vỏ” (1938), “Những ngày thơ ấu” (1938), “Cửa biển”,…
- Văn bản thuộc thể loại hồi kí.
- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của chú bé Hồng).
- Văn bản chia làm 2 phần:
+ P1: Từ đầu… người ta hỏi đến chứ.
à Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô.
+ P2: Còn lại
à Cuộc gặp gỡ của bé Hồng với mẹ.
a. Hoàn cảnh của bé Hồng:
- Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.
- Lớn lên trong gia đình không hạnh phúc.
- Bố mất, mẹ đi tha hương, Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng.
-> Cô độc, bất hạnh, luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.
b. Cuộc trò chuyện của bé Hồng và bà cô
Lời nói, cử chỉ của bà cô | Phản ứng của bé Hồng |
- Cười, hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? - Đổi giọng, vỗ vai nhìn tôi nghiêm nghị, tỏ ý thương xót thầy tôi. * Mục đích: châm chọc, nhục mạ, cố ý reo giắc hoài nghi để Hồng khinh miệt mẹ. | - Toan trả lời có (nghĩ đến vẻ mặt rầu rầu, sự hiền từ của mẹ và cảnh thiếu thốn tình thương) - Cúi đầu không đáp (nhận ra ý nghĩ cây độc, nét mặt cười rất kịch của cô). - Cười đáp lại không muốn vào vì mẹ sẽ về (hiểu rắp tâm tanh bẩn của cô muốn chia rẽ hai mẹ con) => Bé Hồng thông minh, nhạy cảm, tâm hồn sáng trong và giàu tình yêu thương mẹ, có niềm tin mãnh liệt vào mẹ. |
a) Lúc mới gặp mẹ
* Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ
- Đuổi theo, gọi bối rối: Mợ ơi.
à Hành động vội vàng, tiếng gọi cuống quýt bị dồn nén rất lâu bật ra thành tiếng thể hiện niềm khao khát được gặp mẹ.
- Nghệ thuật: So sánh độc đáo.
* Khi nhận ra mẹ
- Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi.
- Ríu chân khi trèo lên xe.
- Òa khóc nức nở.
à Là phản ứng tự nhiên của đứa con lâu ngày được gặp mẹ. Cử chỉ bối rối lập cập mong sớm được ở trong vòng tay mẹ. Em khóc vì mãn nguyện khác với giọt nước mắt xót xa, tủi hờn khi nói chuyện với bà cô.
- Nghệ thuật: Sử dụng liên tếp các tính từ; các từ cùng trường nghĩa “khóc, nức nở, sụt sùi”.
b. Khi ở trong lòng mẹ
Hành động | Cảm xúc | Suy nghĩ |
- Đùi áp đùi mẹ; - Đầu ngả vào đầu mẹ. | - Ấm áp, mơn man khắp da thịt. | - Phải bé lại, lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, để mẹ gãi rôm cho mới thấy mẹ có 1 êm dịu vô cùng. |
à Cảm giác hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ.
- Hình ảnh người mẹ:
+ Gương mặt tươi sáng.
+ Đôi mắt trong.
+ Nước da mịn, gò má hồng.
à Chân dung mẹ hiện lên thật hoàn hảo qua cái nhìn của bé Hồng, từ đó thể hiện sâu sắc lòng yêu thương, quý trọng mẹ của bé Hồng.
=> Bé Hồng luôn khao khát tình yêu thương và rất mực yêu mẹ. Em có niềm tin mãnh liệt vào mẹ.
- Hồi kí giàu chất trữ tình.
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế; lời văn dạt dào cảm xúc.
- Hình ảnh so sánh độc đáo.
- Nỗi đau khổ bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ, mẹ Hồng và hình ảnh đáng thương của những đứa trẻ.
- Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.