Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Thực hành tiếng Việt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

NGHĨA CỦA TỪ

1. Giải thích nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu: Em bé thở đều đều khi ngủ say.

- Thở (Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ): phả ra, tỏa ra.

- Thở (Em bé thở đều đều khi ngủ say): hoạt động của con người – hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng.

2. Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ láy đó.

- Các từ láy trong bài thơ: leng keng, lao xao, xao xuyến, thẹn thò, ...

- Xao xuyến (Gió dìu vương xao xuyến bờ tre): trạng thái xúc động kéo dài, khó dứt.

=> Tác dụng: Giúp cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ đã gợi nên được trạng thái bâng khuâng của sự vật, giúp cho sự vật thêm gần gũi với con người, cũng có những nỗi niềm cảm xúc như con người, ...

DẤU CÂU

3. Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ Gò Me.

- Véo von điệu hát cổ truyền
(Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe)

=> Dấu ngoặc đơn: có công dụng đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin cho phần trước đó.

- "Hò... ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò"

=> Dấu ngoặc kép: có tác dụng đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

BIỆN PHÁP TU TỪ

4. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

a. Ao làng trăng tắm, mây bơi

Nước trong như nước mắt người tôi yêu. 

- Biện pháp tu từ nhân hóa: trăng tắm, mây bơi ... (những từ ngữ vốn được dùng để chỉ hoạt động của con người nhưng ở đây lại được sử dụng để miêu tả hoạt động của sự vật).

=> Tác dụng: 

+ Tác giả đã làm cho trăng, tre, mây hiện lên sống động như con người, cũng có những hành động, tâm trạng như con người.

+ Qua đây, ta cảm nhận được tình yêu quê hương, sự gắn bó của tác giả với những cảnh sắc thiên nhiên của quê hương. Thiên nhiên đã trở thành người bạn thân thiết của nhà thơ.

- Biện pháp tu từ so sánh: Nước trong như nước mắt người tôi yêu.

=> Tác dụng:

+ Tác giả đã làm cho hình ảnh mặt nước ao làng – vốn chỉ là không gian thiên nhiên – trở thành một thế giới của tâm hồn, thế giới của kỉ niệm và đặc biệt gần gũi.

+ Điểm chung của hai hình ảnh nước trong và nước mắt người tôi yêu là vẻ đẹp trong sáng. Dù vui hay buồn, dù là nước mắt hạnh phúc hay đau khổ thì vẫn là vẻ đẹp “trong” – trong vắt, trong trẻo, trong sáng.

b. Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. 

- Biện pháp tu từ nhân hóa: tre thổi sáo ... (những từ ngữ vốn được dùng để chỉ hoạt động của con người nhưng ở đây lại được sử dụng để miêu tả hoạt động của sự vật).

=> Tác dụng: 

+ Tác giả đã làm cho tre hiện lên sống động như con người, cũng có những hành động như con người.

+ Qua đây, ta cảm nhận được tình yêu quê hương, sự gắn bó của tác giả với những cảnh sắc thiên nhiên của quê hương. Thiên nhiên đã trở thành người bạn thân thiết của nhà thơ.

c. Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ. 

- Biện pháp tu từ so sánh: Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

=> Tác dụng: Cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, mềm mại của cảnh sắc thiên nhiên cũng như tình yêu của nhà thơ gửi gắm trong đó.biếu bà chiếc áo nâu.

d. Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe. 

- Biện pháp tu từ nhân hóa: tre khúc khích, mây lắng nghe, ... (những từ ngữ vốn được dùng để chỉ hoạt động của con người nhưng ở đây lại được sử dụng để miêu tả hoạt động của sự vật).

=> Tác dụng: 

+ Tác giả đã làm cho tre, mây hiện lên sống động như con người, cũng có những hành động, tâm trạng như con người.

+ Qua đây, ta cảm nhận được tình yêu quê hương, sự gắn bó của tác giả với những cảnh sắc thiên nhiên của quê hương. Thiên nhiên đã trở thành người bạn thân thiết của nhà thơ.