Thực hành đọc hiểu: Trưa tha hương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Trần Cư (1918-2002), Hải Phòng, sinh ra trong gia đình đông con.

- Ông lấy được tấm bằng tú tài triết học phần một năm 1938. Sau đó, ông quyết định thi vào ngành bưu điện Đông Dương, đi làm lấy tiền phụ giúp gia đình, đồng thời học nốt phần hai. 

- Ông cộng tác cùng tờ báo Tiểu thuyết thứ bảy, đăng nhiều tác phẩm văn học của ông như truyện ngắn, kí, tùy bút...

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Số 470, 17 Tháng Bảy 1943.

b. Thể loại

Tùy bút.

c. Phương thức biểu đạt

@2330240@

d. Bố cục

3 phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”.
  • Đoạn 3: Còn lại.
@2330321@

II. Khám phá văn bản

1. Bối cảnh của câu chuyện

- Thời gian:

  • "Một buổi trưa lung linh nắng".

- Không gian: một buổi trưa yên bình.

  • Ở Chúp, bên kia bờ sông Cửu Long.
  • Cảnh vật đẹp đẽ: nắng chiếu đẹp vô ngần trên tàu chuối, tiếng chim hót lảnh lót, gió nhẹ lay động tàu chuối.

=> Nhân vật "tôi" đang nghỉ trưa tại nhà một người bạn, trong một không gian vắng lặng, thanh bình.

2. Những kỉ niệm thân thương của thời thơ ấu

- Trong không gian ấy, có tiếng âm thanh quen thuộc, gợi nên nhiều suy nghĩ cho nhân vật "tôi":

  • Tiếng võng đưa: "Tiếng dây thừng căng thẳng cọ vào guốc võng kẽo kẹt, nghe buồn nản lạ.", "Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn"

=> Tiếng võng gợi ra sự quen thuộc, kí ức về điều gì đó trong sâu thẳm tâm hồn, khiến "tôi" cảm thấy xúc động, bồi hồi.

  • Tiếng ru của một giọng Bắc vang lên. Tiếng hát ru như hòa cùng tiếng võng kẽo kẹt.

=> Tiếng hát ru gợi ra nỗi nhớ nhà - nỗi nhớ quê hương phương Bắc xa xôi: "Tự nhiên tôi nhớ nhà...". Trong quá khứ, "tôi" có những kỉ niệm đẹp đẽ, yên bình bên thầy, mẹ, vú em, "có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều", có những tiếng ru em: "thế rồi tiếng kẽo kẹt nổi lên cùng với tiếng ru em não nề". "Tôi" nhận ra tiếng ru cùng tiếng võng kẽo kẹt chính là một điều đặc biệt trong tâm hồn những con người Việt Nam.

  • Tiếng hát ru gợi ra những tình cảm xúc động trong "tôi":
    • Sự xúc động, bồi hồi, an ủi tâm hồn cô đơn của "tôi".
    • Gợi ra những khung cảnh quen thuộc xứ Bắc: "những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát...".

=> Âm thanh quen thuộc của quê hương đã khơi gợi những tình cảm ẩn sâu trong tâm hồn con người với quê hương. Con người dù đi tới đâu, ở bất cứ nơi nào vẫn luôn mang trong mình tình cảm, nỗi nhớ, gắn bó sâu sắc với mảnh đất "chôn nhau cắt rốn" của mình. Tiếng hát ru không chỉ đơn thuần là câu hát ru ngủ cho những em nhỏ mà nó còn mang trong mình tâm hồn dân tốc, là những kỉ niệm tuổi thơ của biết bao con người, nó khơi gợi trong con người những tình cảm với quê hương, cội nguồn. 

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản là câu chuyện về nỗi nhớ quê hương của con người xa quê. Âm thanh quen thuộc, giản dị đã khơi gợi lại những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của tôi về quê hương. 

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và tình cảm, xúc động.

- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, tái hiện không gian, thời gian sinh động.