Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Chuẩn bị 

1. Nhắc lại kiến thức về truyện truyền thuyết

-       Truyện truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian, có chứa yếu tố hoang đường, kì ảo để kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc của những phong tục, cảnh vật địa phương theo cái nhìn của nhân dân.

2. Những điểm cần lưu ý khi đọc truyện truyền thuyết

-       Thời điểm xảy ra

-       Sự kiện được kể

-       Nhân vật trong truyện

-       Sự thật lịch sử liên quan

-       Những chi tiết tưởng tượng kì ảo có trong truyện

-       Ý nghĩa ca ngợi hay phê phán

-       Liên hệ thực tiễn cuộc sống ngày nay

II. Đọc hiểu

1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận

-       3 lần kéo lưới của Lê Thận đều được một thanh sắt.

-       Anh nhặt lên xem thì hóa ra là một lưỡi gươm.

2. Tranh minh họa nhân vật và sự vật gì của truyện?

-      Minh họa nhân vật Lê Thận đang kéo lưới được thanh gươm thần của Long Quân ban cho

3. Những chi tiết kì ảo trong câu chuyện

-      Đức Long quân cho mượn thanh gươm thần để giết giặc Minh

-       3 lần kéo lưới của Lê Thận đều được thanh gươm

-       Ánh sáng trên ngọn cây của chuôi gươm nạm ngọc

-      Lê Thận đem chuyện thanh gươm và lưỡi gươm tâu với Lê Lợi, lập kế sách chống quân Minh xâm lược

-       Sau khi đánh đuổi được quân Minh, trong một lần đi dạo thuyền của vua Lê Lợi, Long quân sai Rùa vàng hiện lên đòi lại thanh gươm rồi lặn xuống nước

4. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

-       Gươm thần giúp nghĩa quân Lê Lợi ngày càng tăng nhuệ khí.

-       Đánh đuổi được quân Minh xâm lược

5. Phần 5 giải thích điều gì?

-      Trước đó, Lê Thận chỉ phỏng đoán thanh gươm và chuôi gươm là ý trời đã ban. 

-      Phần 5 nhằm khẳng định thanh gươm thật sự là báu vật cứu nước mà Long quân đã ban cho Lê Lợi.

-      Nay việc nước đã xong, thanh gươm cũng phải trả về nơi mà nó thuộc về.