Thực hành đọc hiểu: Mẹ và quả

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên Huế.

- Ông là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Bài thơ được sáng tác năm 1982.

b. Thể thơ

@2140146@

c. Bố cục

2 phần:

- Phần 1: từ đầu ... thầm lặng mẹ tôi: Những quả ngọt mẹ vun trồng.

- Phần 2: Còn lại: Nỗi niềm của người con.

d. Phương thức biểu đạt

@2140243@

II. Khám phá văn bản

1. Những quả ngọt mẹ vun trồng

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: Những mùa quả.

=> Diễn tả thời gian tiếp nối. Đồng thời, hình ảnh người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó chăm sóc mảnh vườn qua năm tháng cũng hiện lên. Mảnh vườn nhỏ của mẹ cứ theo năm tháng cho những trái ngọt. Những trái ngọt ấy "hái được" chính là do công sức chăm lo, sự tần tảo vun trồng của mẹ. Cuộc đời mẹ lam lũ vất vả gắn liền với mảnh vườn làm ra những trái ngọt cho đời. Những mùa trái nối tiếp nhau như Mặt Trời, như Mặt Trăng. Những mùa quả mới đẹp đẽ biết bao. 

- Hình ảnh tương phản: chúng tôi lớn lên >< bí và bầu lớn xuống.

=> Mẹ âm thầm chăm bẵm mảnh vườn nhỏ cũng như chăm bẵm cho cuộc đời con. Đàn con thì cao lớn dần lên theo năm tháng, những bí và bầu cũng dần trĩu nặng xuống. Tất cả thành quả ấy đều nhờ công sức và sự hi sinh, tần tảo của người mẹ thân yêu. Câu thơ thể hiện sự biết ơn chân thành của con đối với mẹ. Nhà thơ thấu hiểu những nhọc nhằn, vất vả, hi sinh của mẹ.

- Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/ Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

=> Sự liên tưởng so sánh giọt mồ hôi của mẹ cứ dài ra, nặng dần như những quả bầu quả bí. Người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, tần tảo để cây ra trái. Chúng lớn lên là nhờ sự vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của mẹ. Mẹ luôn âm thầm chăm sóc cho vườn cây của mình như những đứa con, dẫu khó khăn cũng không phàn nàn. Qua câu thơ, người đọc thấy được sự hi sinh thầm lặng của mẹ. Hình ảnh mẹ hiện lên bình dị mà đẹp đẽ, cao cả.

2. Nỗi niềm của con

- Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

=> Mẹ không chỉ chăm sóc, gieo trồng mảnh vườn nhỏ bé, mong cho cây trái trĩu quả. Mẹ còn gieo trông "vườn người". Những đứa con chính quả "quả ngọt" từ mảnh vườn ấy. Từ khi con sinh ra, mẹ chăm bẵm con lớn lên từng ngày, dõi theo bước đi của con. Khi đã ở tuổi ngoài bảy mươi, mẹ vẫn luôn mong chờ, lo lắng cho con.

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

=> Biện pháp hoán dụ "bàn tay mẹ mỏi" chỉ sự già yếu của mẹ. Đứa con lo lắng, sợ hãi khi mẹ dần già yếu mà con "vẫn còn một thứ quả non xanh", vẫn non nớt, chưa trưởng thành. Câu thơ thể hiện sự ân hận cũng như lời tự kiểm điểm chính mình vì bản thân chậm trưởng thành, chưa thể báo đáp công ơn trời bể của mẹ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng của con đồng thời cũng để lại trong lòng người đọc bao trăn trở, suy nghĩ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ làm ra trái ngọt cho đời. Những trái ngọt ấy là quả chín tay mẹ vun trồng, cũng chính là sự thành công, trưởng thành của đứa con. Những câu thơ ca ngợi công lao trời bể của mẹ và nhắc nhở con người về ý thức trách nhiệm đền đáp công sơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

2. Nghệ thuật

- Hình ảnh thơ giản dị.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh.

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ... làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho bài thơ.