Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNhiệm vụ 3: Sắp xếp không gian học tập, sinh hoạt.
1. Sắp xếp không gian sinh hoạt, học tập của em gọn gàng, sạch sẽ.
2. Chụp ảnh hoặc vẽ lại góc học tập, nơi sinh hoạt của em và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.
VD: Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là..... và sau đây tôi xin chia sẻ về góc học tập của mình. Tông màu chủ đạo của góc học tập là màu trắng. Bàn học được đặt ở góc phòng, gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đầu tư cho tôi một chiếc máy tính để có thể tiện trong việc tra cứu, học tập online. Phía trên bàn là kệ sách nơi đựng các cuốn sách, đồ dùng học tập,... được sắp xếp gọn gàng, theo thứ tự cụ thể tiện cho việc tìm kiếm. Với góc học tập như vậy, tôi đã dành rất nhiều thời gian học tập và ôn luyện kiến thức của mình.
Nhiệm vụ 4: Kiểm soát nóng giận.
1. Nhận diện các biểu hiện nóng giận và luyện tập kiểm soát cảm xúc bản thân theo hướng dẫn sau:
Khi bắt đầu nóng giận, em thấy cơ thể có một số biểu hiện sau: người nóng dần lên, sau đó tim đập nhanh hơn, thở bắt đầu gấp hơn,... Vào lúc này, em hãy hít sâu, thở ra chậm, luôn nghĩ đến điều tích cực của người khác để giảm nóng giận.
2. Luyện tập kiểm soát nóng giận khi đặt mình vào các tình huống sau:
2.1. Em bức xúc khi bị bạn vô cớ cao giọng với mình.
2.2. Em khó chịu vì bị mẹ mắng do để nhà cửa bừa bộn.
2.3. Em tức giận và quát em trai vì đã làm xáo trộn sách vở của em.
Nhiệm vụ 5: Tạo niềm vui và sự thư giãn.
1. Tạo niềm vui và sự thư giãn cho bản thân theo hướng dẫn sau:
- Dành thời gian giao tiếp với người thân và bạn bè:
+ Chia sẻ, nói chuyện về các chủ đề khác nhau.
+ Lắng nghe và ghi nhận các ý kiến trong khi trò chuyện để câu chuyện luôn vui vẻ.
- Làm một điều mới mẻ: trồng cây, cắm hoa, học đàn, xem phim,...
Chia sẻ với bạn bè kết quả đã đạt được khi tự tạo niềm vui và sự thư giãn cho mình theo hướng dẫn trên.
VD: Khi tự tạo niềm vui và sự thư giãn cho mình, em không còn cảm thấy căng thẳng về bài tập hay các vấn đề của cuộc sống. Em đã học được cách kiểm soát sự nóng giận để nhìn mọi việc theo hướng tích cực nhất.
2. Thực hành giải trí, thư giãn khi em bị căng thẳng theo những gợi ý sau. Chia sẻ những cách nghỉ ngơi, thư giãn khác mà em đã thực hiện.
2.1 Viết nhật kí.
2.2. Chơi thể thao.
2.3. Đọc sách hoặc xem một bộ phim yêu thích.
2.4. Thư giãn cơ bắp bằng cách căng và thả lỏng các cơ.
2.5. Tìm sở thích mới: nghe những bài hát nhẹ nhàng.
Các cách nghỉ ngơi khác: Chơi game, mua sắm, ăn uống,...
Nhiệm vụ 6: Kiểm soát lo lắng.
1. Tìm hiểu hướng dẫn cách kiểm soát lo lắng.
Bước 1 | Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 |
Xác định vấn đề mà em lo lắng (Ví dụ: chưa làm bài tập, đi học muộn,...). | Xác định nguyên nhân dẫn đến lo lắng (Ví dụ: sợ bị trách mắng, sợ bị điểm thấp,...). | Đề xuất và thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề lo lắng (Ví dụ: dành thời gian làm bài tập về nhà, đặt đồng hồ báo thức trước giờ đi ngủ,...). | Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã sử dụng. |
2. Luyện tập kiểm soát lo lắng của bản thân để xử lí các tình huống mà em gặp phải. Chia sẻ với bạn cách em giải quyết tình huống sau:
- Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân.
VD: Em đã trấn an bản thân và bắt đầu chủ động nói chuyện với các bạn. Bên cạnh đó, tích cực tham gia nhiều hoạt động cùng các bạn để mở lòng dễ dàng.
- Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp.
VD: Em đã hít thở sâu, không khiến bản thân sợ hãi. Bên cạnh đó, em nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực hơn, chia sẻ với mọi người về tâm lý của mình để được thông cảm, sẻ chia.
Nhiệm vụ 7: Suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc.
Suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc của bản thân theo gợi ý sau:
- Tìm ra những điểm tốt của bạn và nghĩ về những điểm tốt đó khi em gặp vấn đề với bạn.
- Nghĩ về những kỉ niệm đẹp của bạn với mình khi em gặp vấn đề với bạn.
- Nghĩ đến những bức tranh tươi đẹp của thiên nhiên, của tình người, của lòng tốt trong cuộc sống,... khi em thấy buồn, thấy chán nản.