Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Lê Anh Trà

  • năm 1927 mất năm 1999
  • Quê quán: Xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

b. Tác phẩm

  • Được trích từ bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị" của Lê Anh Trà.
  • In trong tập Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa và xuất bản Hà Nội.

c. Thể loại

  • Văn bản nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận.

d. Bố cục 

Có thể chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến rất hiện đại: Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
  • Phần 2: Tiếp theo đến Hạ tắm ao: Những nét cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
  • Phần 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.

2. Đọc hiểu văn bản

a. Con đường hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh

  • Đi nhiều nơi có điều kiện để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, thành thạo nhiều thứ tiếng.
  • Ham học hỏi, dày công học tập, rèn luyện không ngừng.
  • Bác luôn tiếp thu các kiến thức và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Giữ gìn và biết kết hợp văn hóa truyền thống với vẻ đẹp văn hóa nhân loại.

⇒ Những nhân tố đó đã tạo nên ở bác một phong cách văn hóa hiện đại và rất Việt Nam.

b. Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.

  • Nơi làm việc đơn sơ: Chỉ vài phòng làm việc và tiếp khách, họp bộ chính trị và ngủ, nhà sàn vài ba phòng, ao cá,..
  • Trang phục giản dị: Ít ỏi chiếc va li con với vài ba bộ quần ao bà ba, dép lốp thô sơ,...
  • Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa cà,...

→ Lối sống của một vị Chủ tịch nước nhưng rất giản dị, thanh cao, không xa hoa lãng phí. Đây là lối sống có văn hóa, trở thành một quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.

c. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh

  • Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác là hòa nhập với khu vực nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
  • Phong cách của Người bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống, cách di dưỡng tinh thần.
  • Đây chính là cách sống của người cộng sản lão thành.

3. Tổng kết

a. Nội dung

  • Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động.
  • Đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiế thu chọn lọc và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.

b. Nghệ thuật

  • Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
  • Sử dụng các biện pháp so sánh, nghệ thuật đối lập.

Bài tập minh họa

ví dụ:

Đề: Theo em, phong cách Hồ Chí Minh có phải là một văn bản thuyết minh không?

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Phong cách Hồ Chí Minh vận dụng nhiều phương thức biểu đạt và trong đó phương thức thuyết minh là phương thức chính trong tác phẩm này.
  • Nêu tóm tắt nội dung chính của bài.

2. Thân bài

a. Đối tượng thuyết minh là: Phong cách của Bác Hồ. Vẻ đẹp phong cachs của Bác được trình bày trên hai phương diện.

  • Bác luôn tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất dân tộc Việt Nam, rất phương đông nhưng cũng rất hiện đại.
  • Lối sống của Bác giản dị, thanh cao, tiêu biểu cho nét đẹp trong lối sống dân tộc Việt Nam.

b. Phong cách của Bác được trình bày, giới thiệu một cách chính xác, khách quan qua những dẫn chứng sinh động, cụ thể và xác thực.

c. Bài viết đã sử dụng phương pháp của văn bản thuyết minh như:

  • Phương pháp phân tích các khía cạnh, các phương diện, các biểu hiện của vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh về văn hóa và lối sống.
  • Phương pháp liệt kê những nơi Bác đã đi qua như Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ, Châu Âu,... những ngôn ngữ Bác nói rất thành thạo như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nga,...
  • Phương pháp so sánh lối sống giản dị của Bác với các bậc hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

d. Bài viết sử dụng các yếu tố nghệ thuật như:

  • Kể chuyện, bình luận, nghệ thuật đối lập.
  • Cách viết văn có cảm xúc.
  • Những tri thức xác thực, khách quan về phong cách Hồ Chí Minh.

3. Kết bài

  • Bài viết làm cho chúng ta tự hòa, kính yêu Bác, khơi dạy cho mỗi chúng ta ý nguyện học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương của Bác.

Lời kết

 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được:

  • Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Thấy được cuộc sống giản dị, thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bài học cho mỗi người chúng ta noi gương tấm gương của Bác.

 

 

Khách