Ông lão đánh cá và con cá vàng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Puskin - Đại thi hào - mặt trời thi ca của nước Nga.

- Để lại nhiều truyện cổ tích dân gian: truyện cổ tích về con gà trống, Nàng công chúa và bảy chàng hiệp sĩ…

- Bản dịch của: Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn.

2. Tác phẩm

* Truyện cổ tích

+ Truyện dân gian

+ Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc.

+ Có yếu tố hoang đường, kỳ ảo.

+ Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác.

* Những sự việc chính của truyện:

- Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng rồi thả nó về biển.

- Sau khi nghe chuyện, mụ vợ mắng ông lão và đòi cái máng lợn mới.

- Lần thứ 2: mụ vợ đòi căn nhà rộng.

- Lần thứ 3: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân.

- Lần thứ 4: mụ vợ đòi làm Nữ hoàng.

- Lần thứ 5: mụ vợ đòi làm Long Vương.

- Kết cục xứng đáng cho sự tham lam , bội bạc của mụ vợ.

* Văn bản:

- Thể loại: Truyện cổ tích

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- Nhân vật: ông lão, mụ vợ, con cá vàng...

+ Nhân vật chính: mụ vợ

+ Nhân vật trung tâm: ông lão

+ Nhân vật phụ: con cá, binh lính

- Bố cục: 3 phần

+ Mở truyện: Từ đầu…. kéo sợi: Giới thiệu ông lão đánh cá và tình huống phát sinh truyện

+ Thân truyện: Tiếp theo …. trở về: Những đòi hỏi tham lam của mụ vợ.

+ Kết truyện: Còn lại: Vợ chồng ông lão đánh cá trở về cuộc sống nghèo khổ khi xưa.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nhân vật bà vợ

* Tình huống: ông lão bắt được cá vàng rồi thả cá về biển. Cá vàng hứa giúp ông lão.

- Những thứ mụ vợ đòi hỏi:

+ Cái máng lợn

+ Ngôi nhà rộng

+ Làm nhất phẩm phu nhân

+ Làm Nữ hoàng

+ Làm Long vương ngự trên mặt biển.

=> Đòi hỏi tăng dần từ vật nhỏ đến vật lớn, từ vật chất đến danh vọng, quyền lực, từ chức vị thấp đến chức vị cao => tham lam vô độ.

- Thái độ của mụ vợ:

+ Mắng: đồ ngốc (đòi máng)

+ Quát to hơn: đồ ngu (đòi nhà)

+ Mắng như tát nước  vào mặt.

+ Giận dữ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão.

+ Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão.

=> Mụ vợ chua ngoa, đanh đá, thô lỗ => bội bạc, vong ân bội nghĩa.

=> Đây ko phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Sự bội bạc của mụ  đi tới tột cùng, người và trời đều ko thể dung tha.

* Nghệ thuật: tăng tiến.

 

2. Nhân vật ông lão đánh cá

- Ba lần kéo lưới, bắt được cá vàng; thả cá kèm theo lời chúc.

=> Hiền lành, tốt bụng.

- Với vợ: phục tùng yêu cầu, duy nhất 1 lần can ngăn.

=> Con người nhu nhược, can ngăn cái ác quá muộn.

=> Tiếp tay cho cái ác; gây ra tai vạ.

* Bài học:

- Cần dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác.

- Không khuất phục trước sức mạnh, cường quyền.

- Cần chỉ rõ những sai trái trước khi quá muộn.

3. Ý nghĩa tượng trưng của biển cả và cá vàng

a. Biển cả

- Lần 1: biển gợn sóng êm ả

- Lần 2: biển xanh nổi sóng

- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội

- Lần 4: biển xanh nổi sóng mù mịt

- Lần 5: biển xanh nổi sóng ầm ầm, một cơn giống tố kinh khủng kéo đến.

=> NT: tăng tiến, lặp lại.

=> Lòng tham của mụ vợ tăng lên thì phản ứng của biển cả cũng tăng.

- Ý nghĩa của hình ảnh biển: biển là nhân dân, thái độ của biển là thái độ của nhân dân. Nhân dân giận dữ trước sự xấu xa, tham lam của mụ vợ và sự nhu nhược của ông lão.

b. Cá vàng

- Cá vàng tượng trưng cho lòng biết ơn, tấm lòng của nhân dân đới với những người nhân hậu, biết cứu giúp kẻ hoạn nạn.

- Cá vàng đại diện cho cái tốt, cái thiện.

- Cá vàng tượng trưng cho chân lí của dân gian: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.

4. Ý nghĩa của truyện

- Ca ngợi lòng nhân hậu.

- Phê phán những kẻ tham lam, bội bạc.

- Phê phán sự nhu nhược.

- Nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

- Khơi gợi tinh thần đấu tranh chống áp bức, cường quyền.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại, tăng tiến của các tình huống, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

2. Nội dung

- Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

IV. LUYỆN TẬP

1. Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

HD trả lời:

Cảnh biển thay đổi:

  • Lần 1: gợn sóng êm ả
  • Lần 2: biển đã gợn sóng
  • Lần 3: biển nổi sóng dữ dội
  • Lần 4: biển nổi sóng mù mịt
  • Lần 5: biển nổi sóng ầm ầm

- Ý nghĩa của sự thay đổi: Biển cũng biết tức giận trước lòng tham vô đáy và sự bội bạc của mụ vợ. Biển không chỉ là thiên nhiên mà còn là tham gia vào diễn biến của toàn bộ câu chuyện. Thái độ của biển cũng chính là thái độ của nhân dân khi chứng kiến sự thay đổi của mụ vợ. Ban đầu, khi những yêu cầu còn chính đáng thì nhẹ nhàng, đến cuối thì trở nên giận dữ.

2. Bài học em rút ra được từ câu chuyện này là gì?

HD trả lời:

Bài học: ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

3. Hãy nêu một điểm giống và một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Puskin) và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác về tác giả; yếu tố hoang đường, kì ảo; kiểu nhân vật;...).

HD trả lời:

Giống nhau:

  • Có các yếu tố kì ảo, hoang đường.
  • Kiểu nhân vật theo mô típ: người hiền gặp lành, kẻ tham lam sẽ có bài học thích đáng.

Khác nhau:

  • Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân lao động truyền miệng từ đời này qua đời khác.
  • Còn tác phẩm trên là do nhà văn người Nga viết.