Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácViết số | Chục nghìn | Nghìn | Trăm | Chục | Đơn vị | Đọc số |
42 571 | 4 | 2 | 5 | 7 | 1 | Bốn mươi hai nghìn năm trăm bảy mươi mốt |
63 850 | 6 | 3 | 8 | 5 | 0 | Sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi |
91 907 | 9 | 1 | 9 | 0 | 7 | Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy |
16 212 | 1 | 6 | 2 | 1 | 2 | Mười sáu nghìn hai trăm mười hai |
8 105 | 8 | 1 | 0 | 5 | Tám nghìn một trăm linh năm | |
70 008 | 7 | 0 | 0 | 0 | 8 | Bảy mươi nghìn không trăm linh tám |
BÀI 3. (Hướng dẫn giải bài tập số 3 trang 3/SGK Toán 4)
a) Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): 8723; 9171; 3082; 7006
Mẫu: 8723 = 8000+700+20+3
b) Viết theo mẫu:
Mẫu: 9000+200+30+2 = 9232
7000+300+50+1
6000+200+3
6000+200+30
5000+2
Phương pháp giải
Quan sát ví dụ mẫu và làm tương tự với các câu còn lại.
Đáp án:
a) 9171 = 9000+100+70+1
3082 =3000+80+2
7006 = 7000+6
b) 7000+300+50+1= 7351
6000+200+3 = 6203
6000+200+30 = 6230
5000+2 = 5002
BÀI 4. (Hướng dẫn giải bài tập số 4 trang 3/SGK Toán 4)
Tính chu vi các hình sau:
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc tìm chu vi:
- Tứ giác: Cộng độ dài các cạnh.
- Hình chữ nhật: Lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân 2.
- Hình vuông: Lấy độ dài cạnh nhân 4.
Đáp án:
Hình tứ giác ABCD có chu vi bằng: 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
Hình chữ nhật MNPQ có chu vi bằng: (4 + 8) × 2 = 24 (cm)
Hình vuông GHIK có chu vi bằng: 5 × 4 = 20 (cm)
>> Tham khảo chi tiết: Bài tập Toán lớp 4: Ôn tập các số đến 100000
BÀI 1. (Hướng dẫn giải bài tập số 1 trang 4/SGK Toán 4)
Tính nhẩm:
7000 + 2000
16000 : 2
9000 – 3000
8000 × 3
8000 : 2
11000 × 3
3000 × 2
49000 : 7
Phương pháp giải:
Học sinh có thể nhẩm như sau: 7 nghìn + 2 nghìn = 9 nghìn.
Và ghi kết quả: 7000 + 2000 = 9000
Nhẩm tương tự với các câu còn lại.
Đáp án:
7000 + 2000 = 9000
16000 : 2 = 8000
9000 – 3000 = 6000
8000 × 3 = 24 000
8000 : 2 = 4000
11000 × 3 = 33000
3000 × 2 = 6000
49000 : 7 = 7000
BÀI 2. (Hướng dẫn giải bài tập số 2 trang 4/SGK Toán 4)
Đặt tính rồi tính:
a) 4637 + 8245 b) 5916 + 2358
7035 – 2316 6471 – 518
325 × 3 4162 × 4
25968 : 3 18418 : 4
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về cộng, trừ, nhân, chia hai số tự nhiên.
Đáp án:
a)
b)
BÀI 3. (Hướng dẫn giải bài tập số 3 trang 4/SGK Toán 4 tập 1)
Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
4327 .... 3742
28 676 ... 28 676
5870 ... 5890
97 321 ... 97 400
65 300 .. 9530
100 000 ... 99 999
Phương pháp giải:
1) Trong hai số:
- Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
2) Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
3) Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
Đáp án:
4327 > 3742
28676 = 28676
5870 < 5890
97321 < 97400
65300 > 9530
100 000 > 99 999
BÀI 4. (Hướng dẫn giải bài tập số 4 trang 4/SGK Toán 4)
a) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
65 371; 75 631; 56 731; 67 351.
b) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
82 697; 62 978; 92 678; 79 862.
Phương pháp giải:
So sánh các số rồi sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn.
Đáp án:
a) Các số đã cho được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn như sau:
56 731; 65 371; 67 351; 75 631.
b) Các số đã cho được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé như sau:
92 678; 82 697; 79 862; 62 978.
BÀI 5. (Hướng dẫn giải bài tập số 5 trang 5/SGK Toán 4)
Bác Lan ghi chép việc mua hàng theo bảng sau:
Loại hàng | Giá tiền | Số lượng mua |
Bát | 2500 đồng 1 cái | 5 cái |
Đường | 6400 đồng 1 kg | 2 kg |
Thịt | 35 000 đồng 1 kg | 2 kg |
a) Tính tiền mua từng loại hàng
b) Bác Lan mua tất cả hết bao nhiêu tiền?
c) Nếu có 100 000 đồng thì sau khi mua số hàng trên bác Lan còn bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
- Số tiền mua 1 loại hàng = giá tiền khi mua 1 cái (hoặc 1kg) × số lượng đã mua.
- Số tiền bác Lan đã mua hàng = số tiền mau bát + số tiền mua đường + số tiền mua thịt.
- Số tiền còn lại = Số tiền bác Lan có − số tiền bác Lan đã mua hàng.
Đáp án:
a) Bác Lan mua bát hết số tiền là:
2500 × 5 = 12 500 (đồng)
Bác Lan mua đường hết số tiền là:
6400 × 2 = 12 800 (đồng)
Bác Lan mua thịt hết số tiền là:
35 000 × 2 = 70 000 (đồng)
b) Bác Lan mua tất cả hết số tiền là:
12 500 + 12 800 + 70 000 = 95 300 (đồng)
c) Nếu có 100 000 đồng thì sau khi mua số hàng trên bác Lan còn lại số tiền là:
100 000 – 95 300 = 4700 (đồng)
BÀI 1. (Hướng dẫn giải bài tập số 1 trang 5/SGK Toán 4)
Tính nhẩm:
6000 + 2000 – 4000 b) 21000 × 3
90000 – (70000 – 20000) 9000 – 4000 × 2
90000 – 70000 – 20000 (9000 – 4000) × 2
12000 : 6 8000 – 6000 : 3
Phương pháp giải:
Có thể tính nhẩm như sau:
6 nghìn + 2 nghìn - 4 nghìn = 8 nghìn - 4 nghìn = 4 nghìn
Và ghi như sau:
6000 + 2000 - 4000 = 8000 - 4000 = 4000
Tính nhẩm tương tự như trên với các câu còn lại.
Đáp án:
a) Với các biểu thức có dấu cộng " + ", dấu trừ " – " thì các em tính lần lượt từ trái qua phải. Còn nếu có dấu ngoặc () thì tính trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau. Các em có thể tính nhẩm như sau nhé:
6000 + 2000 – 4000 được nhẩm là:
6 nghìn + 2 nghìn – 4 nghìn = 8 nghìn – 4 nghìn = 4 nghìn.
Và ghi như sau:
6000 + 2000 – 4000 = 8000 – 4000 = 4000
Nhẩm tương tự ta có:
90000 – (70000 – 20000) = 90000 – 50000 = 40000
90000 – 70000 – 20000 = 20000 – 20000 = 0
b) Với các biểu thức có dấu cộng " + ", trừ " – ", nhân " × ", chia " : " thì các em tính nhân – chia trước rồi tính cộng – trừ sau. Còn nếu có dấu ngoặc () thì tính trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau.
Với phần này ta tính như sau:
21000 × 3 = 63000
9000 – 4000 × 2 = 9000 – 8000 = 1000
(9000 – 4000) × 2 = 5000 × 2 = 10000
8000 – 6000 : 3 = 8000 – 2000 = 6000
BÀI 2. (Hướng dẫn giải bài tập số 2 trang 5/SGK Toán 4)
Đặt tính rồi tính:
a) 6083 + 2378 b) 56346 + 2854
28763 – 23359 43000 – 21308
2570×5 13065 × 4
40075:7 65040 : 5
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về cộng, trừ, nhân, chia hai số tự nhiên.
Đáp án:
a)
b)
BÀI 3. (Hướng dẫn giải bài tập số 3 trang 5/SGK Toán 4)
Tính giá trị của biểu thức
a) 3257 + 4659 – 1300 b) 6000 – 1300 × 2
c) (70850– 50230) × 3 d) 9000 + 1000 : 2
Phương pháp giải:
- Biểu thức chỉ có phép tính cộng và trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.
Đáp án:
a) 3257 + 4659 – 1300 = 7916 – 1300 = 6616
b) 6000 – 1300 × 2 = 6000 – 2600 = 3400
c) (70850 – 50230) × 3 = 20620 × 3 = 61860
d) 9000 + 1000 : 2 = 9000 + 500 = 9500
BÀI 4. (Hướng dẫn giải bài tập số 4 trang 5/SGK Toán 4)
Tìm x:
a) x + 875 = 9936
x – 725 = 8259
b) x × 2 = 4826
x : 3 = 1532
Phương pháp giải:
Áp dụng các quy tắc:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Đáp án:
a)
x + 875 = 9936
x = 9936 – 875
x = 9061
x – 725 = 8259
x = 8259 + 725
x = 8984
b)
x × 2 = 4826
x = 4826 : 2
x = 2413
x : 3 = 1532
x = 1532 × 3
x = 4596
BÀI 5. (Hướng dẫn giải bài tập số 5 trang 5/SGK Toán 4)
Một nhà máy sản xuất trong 4 ngày được 680 chiếc tivi.
Hỏi trong 7 ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu tivi, biết số tivi sản xuất mỗi ngày là như nhau?
Phương pháp giải:
- Tính số chiếc ti vi sản xuất được trong 1 ngày ta lấy số chiếc ti vi sản xuất được trong 4 ngày chia cho 4.
- Tính số chiếc ti vi sản xuất được trong 7 ngày ta lấy chiếc ti vi sản xuất được trong 1 ngày nhân với 7.
Đáp án:
Số tivi nhà máy sản xuất trong 1 ngày là:
680 : 4 = 170 (chiếc)
Số tivi sản xuất trong 7 ngày là:
170 × 7 = 1190 (chiếc)
Đáp số: 1190 chiếc
.... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (19 tháng 4 2021 lúc 16:58) | 0 lượt thích |