Luyện tập chung

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hình hộp chữ nhật 

@92144@

a) Diện tích xung quanh

Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

\(S_{xq}=2\times\left(a+b\right)\times h\)

Trong đó:

\(S_{xq}\) là diện tích xung quanh.

\(a\)\(b\) là chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật

\(h\) là chiều cao của hình hộp chữ nhật.

b) Diện tích toàn phần

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.

\(S_{tp}=2\times\left(a+b\right)\times h+2\times a\times b\)

Trong đó:

\(S_{tp}\) là diện tích xung quanh.

\(a\)\(b\) là chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật

\(h\) là chiều cao của hình hộp chữ nhật .

c) Thể tích

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

\(V=a\times b\times h\)

Trong đó:

\(V\) là thể tích

\(a\)\(b\)\(h\) là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.

 

@92146@

 

2. Hình lập phương

@92145@

 

a) Diện tích xung quanh

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

\(S_{xq}=a\times a\times4\)

Trong đó:

\(S_{xq}\) là diện tích xung quanh

\(a\) là cạnh của hình lập phương.

b) Diện tích toàn phần

Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

\(S_{tp}=a\times a\times6\)

Trong đó:

\(S_{tp}\) là diện tích xung quanh

\(a\) là cạnh của hình lập phương.

c) Thể tích

Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

\(V=a\times a\times a\)

Trong đó:

\(V\) là thể tích

\(a\) là cạnh của hình lập phương.

 

@92147@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và giải đáp nhé. Chúc các em học tốt!