I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Từ và đơn vị cấu tạo từ
1. 1. Lập danh sách các từ và các tiếng trong các câu sau:
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
(Con Rồng cháu Tiên)
Các dấu gạch chéo là dấu hiệu lưu ý về ranh giới giữa các từ. Như vậy, có từ chỉ gồm một tiếng, có từ lại gồm hai tiếng.
Tiếng | Thần | dạy | dân | cách | trồng | trọt | chăn | nuôi | và | ăn | ở | |||
Từ | Thần | dạy | dân | cách | trồng trọt | chăn nuôi | và | ăn ở | ||||||
1. 2. Trong bảng trên, những từ nào gồm một tiếng, những từ nào gồm hai tiếng?
- Những từ một tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và;
- Những từ hai tiếng: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
Như vậy, trong câu này, số lượng tiếng nhiều hơn số lượng từ.
1. 3. Phân biệt giữa từ và tiếng?
- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên.
- Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu.
1. 4. Khi nào một tiếng được coi là từ?
Một tiếng nào đấy được coi là từ chỉ khi nó có khả năng tham gia cấu tạo câu. Tiếngmà không dùng được để cấu tạo câu thì cũng không mang ý nghĩa nào cả và như thế không phải là từ.
1. 5. Từ là gì?
Có thể quan niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt
2.1. Điền các từ vào bảng phân loại:
Kiểu cấu tạo từ | Các từ cụ thể | |
Từ đơn | Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và,có, tục, ngày, Tết, làm | |
Từ phức | Từ ghép | chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy |
Từ láy | trồng trọt |
2.2. Từ đơn và từ phức khác nhau như thế nào?
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng;
- Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng.
2.3. Các loại từ phức có gì khác nhau về cấu tạo?
Từ phức có hai loại khác nhau theo cấu tạo là từ ghép và từ láy.
- Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau. Các tiếng được ghép ấy có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
- Từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần hay toàn bộ âm của tiếng ban đầu.