Đây là phiên bản do Tống Thị Quỳnh Anh
đóng góp và sửa đổi vào 2 tháng 8 2021 lúc 14:47. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Từ khó:
+ “Tục truyền”: phổ biến truyền miệng trong dân gian. Đây là 1 trong những từ ngữ thường mở đầu các câu chuyện dân gian
+ “Tâu”: Báo cáo, nói lại với vua
+ “Tục gọi là”: thường gọi là
- Nguồn gốc ra đời:
+ Bà mẹ dẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai
+ Ba năm không biết nói, cười, đặt đâu nằm đó => kỳ lạ
- Câu nói đầu tiên:
+ Gióng nhờ mẹ ra gọi sứ giả vào nói chuyện
+ Câu nói đầu tiên của sứ giả là lời yêu cầu cứu nước, là niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm. Giọng nói đỉnh đạc, đàng hoàng, cứng cỏi lạ thường. Chi tiết kỳ lạ, những hàm chứa 1 sự thật rằng ở một đất nước luôn bị giặc ngoại xâm đe dọa thì nhu cầu đánh giặc cũng luôn thường trực từ tuổi trẻ thơ, đáp ứng lời kêu gọi của tổ quốc.
- Gióng ăn khỏe, bao nhiêu cũng không đủ
- Cái vươn vai kỳ diệu của Gióng. Lớn bổng dậy gấp trăm ngàn lần, chứng tỏ nhiều điều:
+ Sức sống mãnh liệt, kỳ diệu của dân tộc ta mỗi khi gặp khó khăn
+ Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị
+Đó cũng là sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi tổ quốc bị đe doạ
-> Chỉ có nhân vật của truyền thuyết, thần thoại mới có sự tưởng tượng kỳ diệu ấy
- Đoạn kể, tả cảnh Gióng đánh giặc thật hào hùng. Gióng cùng dân đánh giặc, chủ động tìm giặc mà đánh
- Cảnh giặc thua thảm hại
- Cả nước vui mừng, chào đón chiến thắng
- Cách kể, tả của dân gian thật gọn gàng, rõ ràng, nhanh gọn mà cuốn hút.
- Gióng bây lên trời từ đỉnh Sóc Sơn:
+ Ra đời phi thường và ra đi cũng phi thường
+ Chứng tỏ Gióng đánh giặc là tự nguyện, không gợn chút công danh. Gióng là con của thần thì nhất định phải về trời.
-> Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình tượng người anh hùng.
=> Thánh Gióng trở về cõi vô biên, bất tử.