Hướng dẫn soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự (SGK trang 37)

a/ - Sự việc khởi đầu: 1

- Sự việc phát triển: 2, 3, 4

- Sự việc cao trào: 5, 6

- Sự việc kết thúc: 7

b/ - Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm

- Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám

- Diễn ra khi vua Hùng kén rể

- Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

- Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh

- Kết quả: Thủy Tinh thua, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh

- Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân ta

- Không thể bỏ bất kì một sự kiện nào vì sự kiện trước là nguyên nhân dẫn tới sự kiện sau

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất

 

c/ - Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng:

+ Tài năng của Sơn Tinh đều có ích cho cuộc sống nhân dân

+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể là những vật Sơn Tinh dễ kiếm => có ý chọn ST vì nghĩ cho nhân dân, đất nước

- Việc ST lần nào cũng thắng thể hiện sức mạnh của nhân dân chiến thắng thiên tai

- Không thể để Thủy Tinh thắng và không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh dâng nước hàng năm vì như vậy sẽ làm mất đi ý nghĩa truyện

2. Nhân vật trong văn tự sự (SGK trang 38)

a/ Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất

- Sơn Tinh và Thủy Tinh được nói tới nhiều nhất

- Vua, Mị Nương, các Lạc hầu là nhân vật phụ nhưng cần thiết, không thể bỏ được

b/ Các nhân vật được kể :

Nhân vậtTên gọiLai lịchChân dungTài năngViệc làm
Vua HùngVua HùngThứ 18  Kén rể, bàn bạc với các lạc hầu
Sơn TinhSơn TinhỞ vùng núi Tản Viên Có nhiều tài lạCầu hôn, đem sính lễ, rước Mị Nương về núi, giao tranh với Thủy Tinh
Thủy TinhThủy TinhỞ miền biển Có nhiều tài lạCầu hôn, mang sính lễ đến, đem quân đuổi theo định cướp Mị Nương, cuối cùng đành rút quân về.
Mị NươngMị NươngCon vua HùngXinh đẹp Theo chồng về núi
Lạc HầuLạc HầuCận thần vua  Bàn bạc với vua Hùng

II. Luyện tập

Câu 1 (SGK trang 38-39):

Nhân vậtViệc làm
Vua HùngKén rể, bàn bạc với các lạc hầu
Sơn TinhCầu hôn, đem sính lễ, rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ đánh nhau với Thủy Tinh
Thủy TinhCầu hôn, mang sính lễ đến, đem quân đuổi theo định cướp Mị Nương, cuối cùng đành rút quân về.
Mị NươngTheo chồng về núi
Lạc HầuBàn bạc với vua Hùng

a/ Vai trò, ý nghĩa nhân vật

- Nhân vật chính (ST, TT): thể hiện tư tưởng văn bản

- Nhân vật phụ: giúp nhân vật chính nổi bật

b/ Tóm tắt các sự việc

- Vua Hùng kén rể.

- Hai thần đến cầu hôn.

- Vua Hùng ra điều kiện sính lễ cho Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau mất Mị Nương, đuổi theo để cướp nàng.

- Trận giao tranh giữa hai thần

- Cuối cùng Thủy Tinh thất bại.

c/ Truyện gọi là Sơn Tinh Thủy Tinh vì đây là cách gọi tên theo tên nhân vật chính truyền thống, thói quen của dân gian: Thánh Gióng, Tấm Cám… Nếu đổi, ý nghĩa khái quát sẽ không trọn vẹn

Câu 2 (SGK trang 38-39):

- Nhan đề: Một lần không vâng lời

- Sự việc, diễn biến:

   + Mẹ nhờ em dọn dẹp nhà cửa khi mẹ vắng nhà

   + Em đồng ý nhưng khi mẹ rời khỏi nhà, em rủ các bạn về nhà chơi

   + Em và các bạn bày trò khiến nhà cửa trở nên bừa bộn

   + Trong khi em chưa thu dọn được, mẹ đã về

   + Trái với suy nghĩ của em là mẹ sẽ mắng, mẹ chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở

   + Em cảm thấy có lỗi vì không nghe lời mẹ

   + Em xin lỗi và tự hứa với mẹ

- Em là nhân vật chính trong câu chuyện

Khách