Hướng dẫn soạn bài Nói với con - Y Phương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

Câu 1 (trang 73 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Phần 1 (khổ 1): người cha nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương

- Phần 2 ( còn lại): Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương

Câu 2 (Trang 73 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Người con được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương:

   + Chân phải bước tới cha: cha luôn dìu dắt, là chỗ dựa vững chắc cho con

   + Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ.

→ Đứa trẻ sống trong tình yêu thương, chở che của cha mẹ.

- Người con trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên đẹp đẽ, thấm đượm tình cảm của quê hương

   + Người đồng mình yêu lắm

   + Đan lờ cài nan hoa

   + Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người

→ Nền tảng gia đình, quê hương nâng đỡ đứa trẻ trưởng thành

Câu 3 ( trang 73 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình"

   + Người đồng mình giàu tình cảm, tình yêu thương

   + Quê hương tuy thô sơ, mộc mạc nhưng giàu tình cảm

   + Người đồng mình sống tự nhiên, mạnh mẽ, bền bỉ

   + Là những con người sống bền bỉ, có niềm tự hào, kiêu hãnh

   + Mộc mạc, chân chất, luôn đoàn kết bao bọc, chở che

→ Người cha nhắc nhở con phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", luôn tự tin, yêu thương và sống trách nhiệm

Câu 4 (Trang 73 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Lời người cha nói với con thể hiện tình yêu vô bờ, mong con trưởng thành, vững vàng

- Điều lớn lao nhất người cha muốn truyền cho con chính là nghị lực sống phi thường, bản lĩnh trước mọi khó khăn, sóng gió của cuộc đời

Câu 5 (Trang 74 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Đặc sắc về nghệ thuật:

- Cách diễn đạt mộc mạc, giản dị, độc đáo

- Hình ảnh gợi tả, cụ thể, có sức khái quát, mang ý nghĩa

- Bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên của tác giả

Khách