Hướng dẫn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC

 

Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập.

Dân tộc ta tự hào về một nền văn hóa trải dài hàng nghìn năm lịch sử, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền núi tới miền đồng bằng, đâu mà chúng ta không bắt gặp những điệu lí, câu hò, những thú vui chơi tao nhã, đâu mà không có những nét văn hóa đặc trưng khiến lòng ta lay động. Chân truyền thần có thể chưa phải là một nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Sự thâm trầm của một dòng tranh cũng là quy luật bình thường của vạn vật nhưng có một sự chắc chắn rằng, sự ra đời của những chiếc máy kĩ thuật số, của những chiếc điện thoại di động nhỏ khiến cả thế giới thu gọn trong lòng bàn tay, của lối sống hiện tại… đã góp phần không nhỏ trong việc làm mất đi một dòng tranh cổ. Tôi rất tâm đắc với cụm từ nhập siêu văn hóa của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Chúng ta đang nói nhiều và cố gắng hạn chế về nhập siêu kinh tế nhưng nhập siêu văn hóa, trên thực tế rất lớn, lại chưa được quan tâm đúng mức. Đã có những người cho rằng, rồi đây, không lâu nữa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống có thể khó trụ vững trước nền văn hóa thực dụng phương Tây, của văn hóa Mĩ, khi mà In-tơ-nét đang ngày càng trở thành công dụng, cánh tay nối dài, hữu ích của họ để xâm nhập về văn hóa và lối sống. Thực tế không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà đã xảy ra ở hầu hết các nước đang và chậm phát triển. Những quán ăn nhanh Mc Donald đã đẩy lùi cái ngành hàng rong, những quán cà phê Starbuck. Coca Cola, phim Holywood, hay những phiên bản âm nhạc kiểu như American Idol… đang là sự lựa chọn của không ít người trên toàn thế giới. Tôi đã chứng kiến những giọt nước mắt chảy dài của những cậu học sinh khi vẫy chào Bi-Rian trong đêm diễn của anh tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng đã chứng kiến sự ráo riết điên cuồng của các Fan hâm mộ khi những tên tuổi trong làng giải trí thế giới đến Việt Nam. Rồi những game show, game online… đậm hơi hướng nước ngoài đã đánh cắp thời gian, tiền bạc của nhiều người, nhất là giới trẻ. Tôi không cố ý cho rằng những cuộc chơi này là sự lựa chọn xấu, càng không có ý đánh giá thấp những giá trị văn hóa mà nó mang lại. Tôi chỉ tự đặt cho mình một câu hỏi tại sao chúng ta chưa có những hoạt động xứng tầm để giới thiệu văn hóa Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Chưa bao giờ người ta bàn nhiều về toàn cầu hóa như hiện nay. Sức mạnh và tình tính hữu dụng của In-tơ-nét khiến nhiều người có thể cảm nhận được nhịp đập, hiểu tường tận mọi biến động của xã hội ở cách xa hàng nghìn km. Một vụ đánh bom, một sự kiện văn hóa – nghệ thuật, thậm chí cả những chuyện riêng rắc rối bình thường như ngày đầu tiên trong tù Pa-rít Hin-tơn ăn gì, Loại quần bò mà D. Béc-khăm ưa thích, rồi sữa tắm của ca sĩ này, và nước hoa của người mẫu kia… chỉ trong tích tắc, không chỉ bạn hay tôi mà cả thế giới đều biết. Một thế giới tương đối phẳng đã và đang hình thành mà ở đó sức mạnh của nền công nghiệp giải trí khổng lồ đang bành trướng, vươn chiếc vòi bạch tuộc tới mọi ngỏ nghách của xã hộ toàn cầu. In-tơ-nét vào nước ta chưa lâu, nhưng sự phá đảo của nó trên bình diện thống tin là một thực tế. Có những người từng biện lí do chúng ta chưa có những hàng truyền thông lớn, đại loại như CNN, BBC, Roi-tơ…, tới hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày nên việc giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới là rất khó khăn ”!”. Xin thưa, không phải vậy. Giá trị của In-tơ-nét ngày nay đã khác xa mục đích sử dụng ban đầu của nó. Chỉ có một cú nhấp chuột, sau vài giây những thông tin mà bạn cần tìm đã tới trên màn hình nó không chỉ giúp bạn tìm kiếm thông tin, kết nối với người cùng hướng, đồng cảnh ngộ, mà còn làm cho người biết về bạn nhiều hơn, mà bằng công cụ thông thường, đôi khi khó đạt được kết quả như mong muốn. Xét về bình diện thông tin, In-tơ-nét tương đối công bằng cho tất cả mọi người. Điều quan trọng vẫn là cách mà ta tổ chức và quảng bá các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc ta ra thế giới như thế nào? Đừng để khi nhắc đến Việt Nam, người nước ngoài chỉ khen xã giao về chùa Một Cột, Văn Miếu, hay vịnh Hạ Long cùng chiếc áo dài được in trên poster quảng cáo. Chúng ta có nhã nhạc cung đình Huế, có không gian cồng chiềng Tây Nguyên và tới đây có thể là ca trù, quan họ sẽ góp mặt vào ngôi nhà di sản văn hóa thế giới.

Giao lưu văn hóa đang trở thành phương tiện gắn kết nhân loại và làm cho đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú. Tuy nhiên, mở rộng giao lưu văn hóa cũng đặt ra những thách thức to lớn: đó là giải quyết giữa mâu thuẫn giao lưu, trao đổi văn hóa với giữ gìn bản sắc văn hóa của một dân tộc.

Một chuyên gia của UNESSCO từng nhận xét: đa dạng văn hóa, di sản chung của nhân loại là một động lực của phát triển bền vững, nó có vai trò quan trọng đối với con người giống như vai trò sống còn của đa dạng sinh học đối với thế giới sinh vật… Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện chưa từng có việc tăng cường giao thoa giữa các nền văn hóa, nhưng mặt khác quá trình này cũng là mối đe dọa đối với sự đa dạng văn hóa và chứa đựng nguy cơ làm nghèo đi các giá trị văn hóa bản địa.

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa từng dân tộc đang là chuyện thời sự của thời đại và cũng là vấn đề được đặt ra ở nước ta, phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội, bắt đầu từ việc bảo về bản sắc dân tộc và gắn kết với việc mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác.

(Lê Anh Tuấn, báo Nhân dân, số ngày 15-9-2007)  

Đề 2: Theo anh (chị), nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong ngày tết Nguyên Đán ở Việt Nam là gì? Trình bày những hiểu biết và quan niệm của anh (chị) về vấn đề này.

Đề 3: Theo anh (chị) hủ tục cần bài trừ nhất trong ngày lễ, tết ở Việt Nam là gì? Trình bày những hiểu biết và quan niệm của anh (chị) về vấn đề này.

 

 

Khách