Đây là phiên bản do Vũ Cao Minh⁀ᶦᵈᵒᶫ ( ✎﹏ID...
đóng góp và sửa đổi vào 19 tháng 7 2021 lúc 15:53. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCâu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 35):
- Chú thích gồm hai bộ phận:
+ Từ
+ Nghĩa của từ
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 35):
Bộ phận thứ hai nêu lên nghĩa của từ
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 35):
Nghĩa của từ ứng với phần “nội dung” trong mô hình
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 35):
- HS đọc lại chú thích
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 35):
- Chú thích 1: giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Chú thích 2: đưa ra từ đồng nghĩa
- Chú thích 3: kết hợp cả 2 cách giải thích trên
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 36):
HS đọc lại một vài chú thích trong văn bản đã học:
* Văn bản “Thánh Gióng”:
(1) Sứ giả: Giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
(2) Hoảng hốt: Giải nghĩa của từ bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa.
* Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
(1) Sính lễ : Giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 36):
- học hành
- học lỏm
- học hỏi
- học tập
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 36):
- trung bình
- trung gian
- trung niên
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 36):
+ Giếng: hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước uống.
=> trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ rung rinh: chuyển động nhẹ nhàng, liên tục.
=> trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ hèn nhát: trái với dũng cảm.
=> dùng từ trái nghĩa.
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 T1 trang 36):
- mất theo cách hiểu của nhân vật Nụ là “không biết ở đâu”.
- mất theo cách hiểu thông thường là “không còn được sở hữu, không thuộc về mình nữa”.