Hướng dẫn soạn bài Lợn cưới áo mới

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

HƯỚNG DẪN SOẠN VĂN BẢN:

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Truyện cười)

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu.

- Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà có việc lớn: làm đám cưới, lợn để làm cỗ lại bị sổng mất. Anh khoe của ngay cả trong lúc bận rộn nhất.

- Lẽ ra, anh chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?”

- Từ cưới không phải là từ thích hợp để nói về con lượn bị sổng chuồng và không phải là thông tin cần thiết.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Anh có áo mới thích khoe của đến mức “đứng hóng ở cửa, có ai đi qua người ta khen”. Anh chàng rất nôn nóng muốn được khoe áo mới. 

- Điệu bộ của anh ta khi trả lời không phù hợp bởi vì người ta đang hỏi về con lợn, hướng con lợn chạy thì anh lại khoe áo “giơ ngay vạt áo ra”.

- Trong câu trả lời, lẽ ra anh chỉ cần nói: “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả” thì anh lại nói “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”. Đấy chính là yếu tố thừa trong câu trả lời.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Hai nhân vật trong truyện đều là những người thích khoe của mà khoe một cách lố bịch.

- Tạo ra được một cuộc ganh đua khoe của: một anh khoe cái áo mới mà đứng đợi từ sáng cuối cùng lại bị anh có lợn khoe trước. Nhưng anh áo mới cũng không chịu thua, phải khoe ngay trong khi anh kia đang tìm lợn.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới”:

- Ý nghĩa mua vui: Truyện tạo ra tiếng cười vui vẻ, giúp người dân lao động thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

- Ý nghĩa phê phán: Truyện châm biếm, phê phán nhẹ nhàng thói khoe của, một thói xấu thường gặp và đáng cười trong xã hội. 

Khách