Đây là phiên bản do Đỗ Thanh Hải
đóng góp và sửa đổi vào 25 tháng 8 2021 lúc 23:14. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBố cục:
+ Phần 1 (6 câu đầu): Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích
+ Phần 2 (8 tám câu thơ tiếp): Nỗi nhớ thương của Kiều đối với Kim Trọng và với cha mẹ mình
+ Phần 3 (tám câu thơ cuối cùng): Tâm trạng bế tắc, buồn thảm của Thúy Kiều.
Bài 1 (trang 95 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều
+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp
- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…
- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều
- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.
Bài 2 (Trang 95 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Tám câu thơ tiếp là nỗi thương nhớ của Kiều về người yêu và gia đình.
Trình tự nỗi nhớ phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật, Kiều nhớ người yêu trước rồi nhớ tới cha mẹ.
- Trình tự nỗi nhớ hợp lý bởi vì Kiều đã hi sinh vì gia đình, vì cha mẹ. Khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới Kim Trọng bởi Kim Trọng không hề biết Kiều phải bán mình chuộc cha, Kim Trọng sẽ ngày đêm uổng công thương nhớ Kiều
b, Tác giả sử dụng hình ảnh có tính biểu trưng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
- “Chén đồng” hình ảnh gợi nhắc về đêm trăng thề nguyền giữa Kim Kiều. Nhưng giờ đây mỗi người một phương
+ Kiều tưởng tượng Kim Trọng ngóng trông nàng mỏi mòn.
+ “Tấm son” tấm lòng son sắt của Kiều vẫn hướng về Kim Trọng
- Nỗi nhớ về gia đình: sử dụng các điển tích “Sân Lai”, “Quạt nồng ấp lạnh” để nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều về gia đình
+ Kiều lo cha mẹ già không có ai chăm sóc khi ở nhà.
+ Kiều là người con có hiếu, biết yêu thương, quan tâm tới cha mẹ.
→ Kiều là nhân vật giàu tình yêu thương, có hiếu. Kiều vượt lên trên nỗi đau của bản thân để suy nghĩ cho người yêu, gia đình.
Câu 3 (trang 96 sgk ngữ văn 9 tập 1)
a, Cảnh vật ở đây là cảnh tưởng tượng của Kiều vì qua mỗi cảnh vật. Mỗi bức tranh thiên nhiên là một kiểu tâm trạng của Thúy Kiều.
- Nỗi nhớ cha mẹ, quê hương, Kiều trông ngóng theo “cánh buồm xa xa” buổi chiều hôm
- Kiều nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở “hoa trôi man mác biết là về đâu”
- Kiều đau đớn buồn tủi cho thân phận mình, khi rơi vào cuộc sống bế tắc “ ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
→ Từng cảnh vật, chi tiết chứa đựng tâm trạng, tình cảm của Kiều. Cảnh vật cùng một màu bi thương, buồn tủi.
- Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa tới gần.
- Tác giả diễn đạt sâu sắc nội tâm nhân vật Kiều khi rơi vào cảnh bế tắc, không có lối thoát cho bản thân.
- Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ sẽ ập tới cuộc đời Kiều.
Bài 1 (trang 96 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Tả cảnh ngụ tình là bút pháp đặc trưng của văn học trung đại. Sử dụng cảnh để bộc lộ tâm trạng của con người, chứ không đơn thuần là tả cảnh.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối
+ Cảnh vật được nhìn qua lăng kính tâm trạng của nhân vật nên nhuốm màu rõ rệt
Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: gợi liên tưởng đến những chuyến đi xa, rời khỏi bến đỗ
+ Nỗi lo âu về số phận lưu lạc, lênh đênh: Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu
+ Cảnh vật nhuộm một màu “rầu rầu” của tâm trạng. “Buồn trông nội cỏ rầu rầu”
+ Dự cảm về một số phận bất trắc, khổ cực của bản thân “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
→ Tám câu thơ diễn tả tâm trạng, nỗi cô đơn, lạc lõng, đầy lo âu về số phận của Thúy Kiều
Bài 2 (trang 96 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Học thuộc lòng đoạn thơ