Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTrả lời:
- Bố cục:
+ Phần 1: (Từ đầu đến "Đất Nước có từ ngày đó"): Đất nước có từ bao giờ?
+ Phần 2: (Tiếp đến "Làm nên Đất Nước muôn đời"): Đất nước là gì?
+ Phần 3: (Còn lại): Đất nước của ai? Do ai làm nên?
- Các phần này liên kết chặt chẽ trên cơ sở lần lượt bày tỏ những nhận thức, chiêm nghiệm trên nhiều bình diện để lí giải về đất nước
Trả lời:
Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:
- Chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại - tương lai):
+ Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ.
+ Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước.
+ Họ là những người bảo vệ đất nước.
+ Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước.
- Chiều rộng của không gian - địa lí:
+ Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước.
+ Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người.
+ Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ.
+ Là nơi sinh tồn bao thế hệ.
- Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn:
+ Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt).
+ Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
+ Đất nước gắn với truyền thống đạo lí.
-> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau.
Trả lời:
- Phát hiện sâu sắc của tác giả trong đoạn thơ từ: “Những người vợ nhớ chồng..." đến hết thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Nhân dân làm nên đất nước bằng lối sống nghĩa tình, truyền thống đánh giặc, tinh thần hiếu học, nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống bình dị. Từ những người có tên có tuổi đến những người dân thường vô danh đều có công lao làm nên đất nước: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng…đã hóa núi sông ta.
+ Nhân dân bảo vệ đất nước: Khi có giặc… đàn bà cũng đánh. Nhân dân bảo vệ đất nước như một lẽ hiển nhiên và thanh thản Họ đã sống và chết… làm ra Đất Nước.
+ Nhân dân giữ gìn, lưu truyền và phát triển đất nước từ yếu tố vật chất đến yếu tố tinh thần: truyền cho ta hạt lúa ta trồng, chuyền lửa, truyền giọng điệu, gánh theo tên xã tên làng, đắp đập be bờ,…
+ Tác giả khẳng định thức nhận và suy tư sâu lắng nhất: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân/ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.Từ đó, tthức tỉnh và thúc giục thế hệ trẻ đương thời sống có trách nhiệm với đất nước giữa bối cảnh kháng chiến chống Mĩ: Dạy anh biết… không sợ dài lâu.
- Những phát hiện này mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ vì:
+ Trước đó, các nhà thơ thường chỉ nói tới đất nước trên phương diện địa lí. Một số bài thơ khai thác chiều sâu của lịch sử và văn hoá truyền thống, nhưng chưa có ai nói tới những người dân vô danh.
+ Thời kì chống Mĩ, nhân dân Việt Nam, nhất là nhân dân miền Nam ở vùng địch tạm chiếm được nghe nhiều về tình yêu đất nước, nhưng nhân dân ta rất tâm đắc với những dòng thơ này bởi chất bình dân, cũng như những phát hiện về văn hoá dân gian trong quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Trả lời:
* Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian:
- Tác giả sử dụng chất liệu văn hoá dân gian rất phong phú, khiến đoạn thơ có sức sống, sức hấp dẫn đặc biệt. Nhiều bài ca dao, truyện tích, truyền thuyết, phong tục được huy động. Ví dụ:
- Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng phu.
- Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại.
- Tương tự, có các sự tích Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long...
* Đóng góp của tác giả đã dưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.
* Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ:
- Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hoá phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
- Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hoá dân gian này.
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (16 tháng 7 2021 lúc 13:27) | 0 lượt thích |