Hướng dẫn soạn bài Cô Tô

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

I.Đọc -  Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Tuân (10/7/1910- 28/7/1987)

- Quê quán : Quận Thanh Xuân Hà Nội

- Là nhà văn nỗi tiếng , sở trường về thể tùy bút và ký.

- Hội viên hội sáng lập hội nhà văn Việt Nam 1957.

2. Tác phẩm

 Là phần cuối của bài ký Cô Tô – Tác phẩm ghi lại những ấn tưọng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô.

3. Đọc và tìm hiểu chú thích

- Cô Tô: quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long ( thuộc vịnh Bắc Bộ), cách bờ biển tỉnh Quảng Ninh khoảng 100km. Ngoài cá, biển Cô Tô nổi tiếng về mực, ngọc trai, hải sâm, bào ngư
- Giã đôi: Giã do hai tàu hoặc thuyền kéo
- Khố xanh: một sắc lính trong quân đội thuộc địa dưới chế độ thực dân Pháp. Lính khố xanh canh giữ các công sở, địa phương, chân có quấn xà cạp màu xanh để phân biệt với các sắc lính khác
- Thanh Luân: một đảo trong quần đảo Cô Tô
- Đá đầu sư: đá có đầu tròn, nhẵn như đầu ông sư, thường quần tụ thành bãi
- Ngấn bể: đường tiếp giáp giữa mặt biển và chân trời theo tầm nhìn của mắt
- Đường bệ: Dáng vẻ to lớn, vừng vàng, uy nghi
- Trường thọ: sống rất lâu
- Bạc nén: bạc đúc thành từng thỏi
- Cong, ang: cong: đồ đừng bằng sành, hông phình, miệng rộng; ang: đồ đựng nước bằng đất nung, thành hơi phình, miệng rộng
- Hải sâm: động vật ở biển, thân tròn, dài và mềm, da có gai nhỏ, hình giống quả dưa chuột ( dưa leo ), sống ở vùng đáy biển, là một thực phẩm quý
 

- Cá hồng: cá biển sống ở tầng đáy, thần hình bầu dục, có vệt màu đỏ
 

- Châu Hoa Mãn: anh hùng lao động ngành ngư nghiệp, chủ nhiệm một hợp tác xã đánh cá ở đảo Cô Tô, vào những năm 60 của thế kỷ XX

- Chú ý chú thích : Ngấn bể, đường bệ , hải sâm.

4. Bố cục

3 đoạn

Phần 1: ( Từ đầu đến “mùa sóng ở đây” ) quang cảnh Cô Tô sau trận bão.

Phần 2: ( Tiếp theo đến “là là nhịp cánh” ): cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

Phần 3: còn lại: cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão.

- Trong trẽo, sáng sủa

- Cây thêm xanh mượt

- Nước biển lam biếc đậm đà

- Cát vàng giòn hơn

- Cá nặng lưới

-> Dùng các tính từ gợi tả sắc màu  vừa tinh tế vừa gợi cảm.

→ Một bức tranh trong sáng, phóng khoáng lộng lẫy

- “ Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.

→ Tác giả cảm thấy Cô Tô gần gũi như quê hương của chính mình.

2. Cảnh mặt trời mọc trên biển

- Mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi.

=> Ngôn ngữ hết sức tinh tế, độc đáo -> tài năng quan sát, miêu tả của tác giả

3. Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo

+ Quanh cái giếng nước ngọt ở ria đảo

+ Cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi

+ Những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền

=> Vừa khẩn trương, tấp nập vừa thanh bình

III. Tổng kết 

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu ta tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô
 

Khách