Hướng dẫn soạn bài Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 coin
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Dùng từ không đúng nghĩa

a) Khi dùng từ, cần đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ với nội dung định biểu đạt.
b) Trong các câu sau, người viết đã mắc lỗi dùng từ như thế nào?
(1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
(2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
(3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
Gợi ý: Trong các câu trên, người viết đã mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Hãy tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ: yếu điểm, đề bạt, chứng thực; xét xem các từ này đã được dùng như thế nào, có đúng không?
- yếu điểm: điểm quan trọng;
- đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không qua bần cử);
- chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.
c) Sửa lại lỗi về dùng từ sai nghĩa trong các câu trên:
Đối chiếu nghĩa của các từ trên với nghĩa của các từ nhược điểm (hoặc điểm yếu), bầu,chứng kiến, để thấy được độ chính xác khi thay thế.
2. Như vậy, nguyên nhân chính của việc dùng từ không đúng nghĩa là trường hợp người viết (nói) không biết nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từ hoặc hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. Cho nên, để không mắc phải lỗi này khi viết (nói) thì một mặt phải không ngừng trau dồi thêm vốn từ, mặt khác trong những tình huống giao tiếp cụ thể, phải xác định được nghĩa của từ mình dùng, nếu còn chưa chắc chắn về nghĩa của từ nào thì phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa cũng như cách sử dụng nó.

 

Khách