Hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

Câu 1 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Nhan đề bài thơ có sự độc đáo, đặc biệt:

- Nhan đề dài, sự độc đáo

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh chiếc xe không có kính, phát hiện, sáng tạo của tác giả

- Thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn

- Từ “bài thơ” đầu tiên nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy

→ Nhan đề là sự sáng tạo của tác giả

Câu 2 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là những con người có tư thế đường hoàng.

- Tư thế ung dung, lạc quan trước tình thế nguy nan càng tô đậm phẩm chất can trường của người lính lái xe

    + Mặc kệ gió vào xoa mắt đắng

    + Mưa tuôn mưa xối

    + Bụi phun tóc trắng như người già

- Các hình ảnh tạo cảm giác ấn tượng, vừa quen, vừa lạ

- Tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời

    + Phì phèo châm điếu thuốc

    + Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

- Tiếng “ừ” đời thường và ngang tàng chất lính, cũng là lời thách thức gian khó

- Tình cảm đồng đội thân thiết như gia đình “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

- Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

→ Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn gan dạ, kiên cường, luôn giàu tinh thần lạc quan trước hiểm nguy của trận chiến vì miền Nam.

Câu 3 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn

- Giọng điệu ngang tàng có chất nghịch ngợm đúng với chất trẻ trung, can trường của những người lính

- Giọng điệu làm cho thơ gắn với lời văn xuôi, tự nhiên gắn với lãng mạn

Câu 4 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ:

- Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, luôn chiến đấu vì mục đích, lý tưởng cao đẹp

- Yêu mến tính sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, dễ gần, dễ mến giữa những người lính trong chiến tranh

Khách