Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácGiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi mọi người phải có những nỗ lực về các phương diện:
- Việc giữ gìn tiếng Việt trước hết đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.
- Mỗi người cần thấm nhuần sâu sắc nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Tiếng nói là thức của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp".
- Mỗi âm thanh, mỗi từ ngữ, mỗi quy tắc trong tiếng Việt,... đều là di sản quý báu mà cha ông ta đã để lai. Muốn giữ gìn được phẩm chất trong sáng của di sản quý báu đó, cần có một tình yêu sâu sắc, lớn lao đối với di sản.
- Việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là những hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc của tiếng Việt về phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp,...
- Muốn có hiểu biết, cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách báo hoặc qua việc học tập ở nhà trường. Có thể tìm hiểu và học hỏi tiếng Việt ở mọi nơi, mọi lúc mà tiếng Việt được sử dụng.
- Công cuộc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp.
- Hoạt động sử dụng tiếng Việt yêu cầu tuân thủ đúng các chuẩn mực và quy tắc ngôn ngữ. Nói, viết đúng chuẩn mực, quy tắc là điều đầu tiên cần đảm bảo cho sự trong sáng.
- Chỉ có những sự dụng mới, sáng tạo riêng nhưng tuân theo quy tắc chung mới đảm bảo yêu cầu trong sáng.
Muốn đạt được sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt, mỗi cá nhân cần có tình cảm quý trọng, có hiểu biết về tiếng Việt, có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, các quy tắc chung, sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hoá.