Đọc: Thánh Gióng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Truyền thuyết.

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.

- Phần 2 (tiếp theo đến cứu nước): Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.

- Phần 3 (tiếp theo đến lên trời): Thánh Gióng ra trận đánh giặc.

- Phần 4 (còn lại): Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.

3. Nhân vật

- Các nhân vật: cha mẹ Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng.

- Nhân vật chính: Thánh Gióng.

4. Tóm tắt

 

​@203454@

II. Đọc hiểu văn bản

1. Sự ra đời của Thánh Gióng

Thời gian, địa điểm: Đời vua Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

Sự ra đời của Thánh Gióng là chi tiết hoang đường, kì ảo: Ở làng Gióng có đôi vợ chồng chăm chỉ, đức phúc nhưng hiếm muộn ➞ Người mẹ ra đồng ➞ Ướm thử vào vết chân lạ ➞ Người mẹ mang thai ➞ 12 tháng sau sinh ra Thánh Gióng.

➩ Sự ra đời kì lạ, báo hiệu sự việc phi thường.

➩ Đồng thời gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành.

2. Sự trưởng thành của Thánh Gióng

* Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng

- Thánh Gióng lên ba không nói, không cười, đặt đâu nằm đó. ➞ Kì ảo hoang đường.

- Hoàn cảnh cất tiếng nói đầu tiên: Khi giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài cứu nước.

- Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con....Ta sẽ phá tan lũ giặc này". ➞ Giọng nói cứng cỏi, đĩnh đạc +Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹th­êng. Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹th­êng.Nhiệm vụ cho sự xuất hiện của Thánh Gióng: bảo vệ đất nước.

➩ Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.

@203634@

* Gióng lớn nhanh như thổi trong sự nuôi dưỡng của cả làng

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. ➞ Chi tiết kì ảo, cách nói cường điệu, so sánh tô đậm tính chất phi thường của nhân vật. Thánh Gióng lớn nhanh để đáp ứng nhiệm vụ đánh giặc cứu nước.​

- Bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng. ➞ Tinh thần đoàn kết của nhân dân.

➩ Người anh hùng từ nhân dân, được nuôi dưỡng bởi nhân dân, mang theo sức mạnh nhân dân, chiến đấu vì nhân dân.

3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

Tư thế, hành động đánh giặc

+ thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác ➞ Sự oai phong, lẫm liệt, không gì địch nổi.

@203688@

+ roi sắt gãy, nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. 

➞ Sự nhanh trí để khắc phục khó khăn.

➞ Cụm tre là thiên nhiên đặc trưng của làng quê Việt Nam: tre vừa ngay thẳng, vừa kiên cường, vừa đoàn kết như con người Việt Nam. Giặc đến thì lũy tre, tầm vông cũng thành vũ khí chống lại kẻ thù.

Thánh Gióng bay về trời: Gióng đánh giặc xong, mặc áo giáp và bay thẳng về trời. ➜ Chi tiết hoang đường kì ảo. Sự ra đời phi thường, sự ra đi cũng phi thường.

➞ Người anh hùng không màng danh lợi: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền ra đi.

➞ Sự thiêng liêng hóa, bất tử hóa hình tượng: Thánh Gióng là con của trời, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bay về trời. Về với trời còn là về với bất tử, hóa vào non sông, đất nước. 

4. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng

- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương.

- Làng Gióng.

- Bụi tre đằng ngà.

- Ao hồ liên tiếp.

- Làng Cháy.

➜ Lòng biết ơn, trân trọng, ước mơ về người anh hùng bảo vệ đất nước.

(Đền Phù Đổng Thiên Vương)

5. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng

- Biểu hiện của ý thức, tinh thần đoàn kết, anh dũng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 

2. Nghệ thuật

- Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Nghệ thuật nói quá, so sánh.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.

Vào thời vua Hùng, ngày ấy giặc Ân cướp nước ta, quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận nhưng đánh không nổi, vua Hùng đã vội sai sứ giả đi khắp nơi trong nươc tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước. Gióng khi nghe mẹ nói chuyện "con của mẹ chậm đi chậm nói như vậy biết bao giờ mới đánh giặc được đây", Gióng liền bảo mẹ cho gọi sứ giải chuẩn bị một thanh gươm sắt, một giáp sắt, một nón sắt. 

2. Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ như thế nào?

Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ. Mẹ Gióng là một người đàn bà nhiều tuổi nhưng vẫn sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!. Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ.Từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm, đặttên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, khôngbiết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả...

3. Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:

a) Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.

Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

b) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc.

Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân.

c) Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.

Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

d) Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.

Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.

Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng của nhân dân đối với những người anh hùng.

4. Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.

Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đã làm nên chiến công phi thường, đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

Hình tượng Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì vô cùng đặc sắc. Chính vì thế đây được xem là bản anh hùng ca về những chiến công chống lại giặc ngoại xâm.

5. Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?

Với chủ đề đánh giặc cứu nước, truyện Thánh Gióng nằm trong hệ thống truyện dân gian thời Hùng Vương dựng nước. Chủ đề chống ngoại xâm là một chủ đề quan trọng bên cạnh chủ đề chống thiên nhiên. Từ truyện Thánh Gióng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, toát lên tinh thần chủ đạo của dân tộc ta, toát lên bản lĩnh của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về độc lập, tự do và truyền thống đấu tranh bất khuất.

6. Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.

Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: "Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương.  Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)".

Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng. Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.

7. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. 

Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng  nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước; còn đang nằm ngửa mà đòi có áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc! Trong khi chờ đợi thì lớn nhanh như thổi: "Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ". Dân gian truyền tụng rằng: ăn thì "bảy nong cơm với ba nong cà"; uống thì "uống một hơi, nước cạn đi khúc sông". Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng là con em của nhân dân. Gióng ăn nhiều, ăn khoẻ phi thường như vậy là để cho mau lớn. Phải lớn nhanh thì mới kịp đi cứu nước được chứ. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớnthật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.