Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Tác giả:
Bình Nguyên (1959).
- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào.
- Quê quán: xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
- Chức danh: Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.
- Giải thưởng: Nhận hai giải Thơ lục bát (Giải A - 2003; Giải Ba - 2010) trên báo Văn Nghệ.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ.
- Thể thơ: lục bát.
- Bố cục: 6 khổ.
+ Khổ 1: 2 câu đầu.
+ Khổ 2: 4 câu tiếp.
+ Khổ 3: 4 câu tiếp.
+ Khổ 4: 4 câu tiếp.
+ Khổ 5: 2 câu tiếp.
+ Khổ 6: 4 câu tiếp.
1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ
- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời
+ "chắn mưa sa".
+ "chặn bão qua mùa màng".
→ Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên.
→ Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.
- Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con
+ "bàn tay mẹ dịu dàng".
+ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con.
→ Trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.
- Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con
+ "thức một đời".
+ "mai sau bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru.
+ "chắt chiu từ những dãi dầu".
→ Người mẹ vất vả, chắt chiu...nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.
- Nghệ thuật
+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái".
+ Ẩn dụ:
+ Lối thơ, nhịp thơ như lời hát ru.
→ Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện tình cảm của mẹ đối với đứa con nhỏ của mình.
2. Lời ru của người mẹ hiền
- Mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người
+ Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:
+ Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".
+ Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".
- Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình "À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình".
→ Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ.
- Nghệ thuật
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Ru cho".
+ Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy".
+ Nhân hóa "đời nín cái đau".
+ Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.
→ Tác dụng
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.
1. Nội dung
À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.
- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.
1. Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?
- Hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ:
+ Bàn tay mẹ - chắn mưa.
+ Bàn tay mẹ - chặn bão.
+ Bàn tay mẹ - thức một đời, dù bể cạn đá mòn vẫn còn hát ru.
- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
Bàn tay mang phép nhiệm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi
2. Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?
- Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời, cái khuyết.
- Cách gọi đó nói lên tình cảm yêu thương bao la vô bờ của người mẹ với con.
3. Trong bài thơ, cụm từ "à ơi" được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.
- Tác dụng của sự lặp lại cụm từ "à ơi": Giúp bài thơ mang âm điệu như lời ru, thể hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.
4. "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi". Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
- Em đồng ý với tác giả, bởi vì: Người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường để bảo vệ con, nuôi con trước những giông bão cuộc đời. Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh, chịu thương chịu khó để mong con có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Mẹ vì con mà không nề hà bất cứ việc gì.
5. Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?
- Các bạn có thể tự chọn khổ thơ mình yêu thích nhất và nêu lí do.
Ví dụ: Em thích nhất khổ thơ cuối cùng vì nó không những thể hiện tình cảm của mẹ với con mà còn là với người thân (bà ngoại), với cộng đồng (đời) mà quên mất bản thân mình. Điều đó thể hiện một đức hi sinh lớn lao và vô cùng thiêng liêng.