Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Tác giả
Trần Đăng Khoa (1858)
Quê quán: Làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: 1996, in trong Góc sân và khoảng trời.
- PTBĐ chính: Biểu cảm.
- Thể thơ: 5 chữ.
1. Lời hát của bà
- Cách xưng hô tao - mày + cách gọi "Trầu trẩu trầu trầu" thân mật. → Nhân hóa.
- Hòa hợp với thiên nhiên: "Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày". → Điệp từ "làm chúa". → Trạng thái cân bằng, không tự coi mình là chúa tể làm chủ thiên nhiên mà coi thiên nhiên như người bạn.
- Trân trọng, nâng niu "Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm". → Điệp từ "hái", tiểu đối đêm - ngày. → Kinh nghiệm dân gian, hái trầu phải hái ban đềm.
2. Lời gọi của em bé
- Thể hiện tình cảm với bà và mẹ:
+ "Bà tao vừa đến đó.".
+ "Cho bà và cho mẹ.". → Điệp từ "cho".
→ Tình yêu thương, mong muốn bà và mẹ sớm hái được trầu.
- Thể hiện tình cảm với cây trầu:
+ Cách xưng hô tao - mày thân mật. → Nhân hóa.
+ Gọi trầu dậy nhẹ nhàng, trân trọng → Câu hỏi tu từ, điệp từ "Đã..." như lời tâm sự, tâm tình "Đã ngủ rồi hả trầu?" "Đã dậy chưa hả trầu?" + Câu cảm thán kết hợp từ ngữ hô gọi ơi, hãy, nào "Trầu ơi, hãy tỉnh lại!/ Mở mắt xanh ra nào"
→ Trân trọng, phê phán nhẹ nhàng những người đánh thức trầu để hái "Tao không phải ai đâu/ Đánh thức mày để hái!".
+ Hỏi ý kiến, trân trọng "Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé". → Tôn trọng.
+ Lời hứa nhẹ nhàng "Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu...". → Nâng niu, bảo vệ.
+ Mong muốn
→ Tình yêu thương, hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
1. Nội dung
Qua bài thơ Đánh thức trầu, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.
2. Nghệ thuật
Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa (trầu), câu hỏi tu từ, điệp từ,...
1. Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?
Cậu bé còn muốn trầu nhìn thấy mình được thể hiện qua các câu thơ: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.
2. Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu?
Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.
3. Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào?
Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” vì hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng. Điều này đã cho thấy những người dân quê đối xử với cây cối bình đẳng như với con người, có cảm xúc, suy nghĩ, tâm hồn giống như con người.
4. Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài”?
Từ câu hát của người bà và của cậu bé, em nghĩ rằng con người không hẳn là chúa tể muôn loài mà con người và loài vật là những người bạn. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hoà mình cùng với muôn loài.