Đọc: Con muốn làm một cái cây (Võ Thu Hương)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Võ Thu Hương (1983)

- Quê quán: Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

- Là tác giả của thiếu nhi.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Góc nhỏ yêu thương (2018).

- PTBĐ chính: Tự sự.

- Thể loại: Truyện ngắn.

- Bố cục: 2 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến cười rất hiền lành): Kí ức tuổi thơ bên ông và cây ổi.

+ Phần 2 (Còn lại): Cây ổi và đứa cháu ở thời điểm hiện tại.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Kí ức tuổi thơ của người cháu bên ông và cây ổi

- Người ông yêu thương, hiền lành:

+ Ông nghĩ đến cây ổi khi mẹ mang bầu vì muốn đứa nhỏ trong bụng mẹ sau khi chào đời có nơi leo lẻo như ba.

+ Ông nghĩ đến cây ổi cũng vì ba Bum hồi nhỏ vô cùng thích ổi. 

  • Có thể suốt ngày chuyển từ cành này qua cành nọ và ngồi hàng ngày trên chạc ba cây hóng gió và nghe lũ sâu, sẻ cãi nhau. 
  • Ăn ổi từ khi trái còn bé, cứng ngắc, chát xít khi chuyển dần sang vị ngọt. Có khi rụng luôn răng vì gặm ổi.

+ Ông chăm bẵm cây ổi, cố ý bấm cho cây tỏa ra nhiều cành cao thấp vững chãi.

+ Ông bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cây ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành.

- Cây ổi là tuổi thơ, được nuôi dưỡng bởi tình yêu:

+ Cây ổi được trồng vì ông nghĩ tới đứa cháu, tới người con.

+ Cây ổi có vẻ đẹp kì lạ vì cây tỏa nhiều cành cao thấp vững chãi.

+ Mặc dù nhiều năm không ra quả nhưng vẫn được chăm bẵm.

+ Đến khi ra quả, cây ổi là niềm tự hào của người cháu "Nó tự hào khoe thêm, ngày mới hai, ba tuổi nó đã biết cùng ông bắt sâu cho cây, vì thế cây mới có thể trưởng thành như vậy", "Dĩ nhiên là vì có tao mới có cây ổi đầy trái này cho tụi mày ăn".

- Người cháu với những kí ức gắn bó bên cây ổi:

+ Cây ổi đã có từ ngay lúc mẹ mang bầu người cháu.

+ Từ hai, ba tuổi, người cháu đã cùng ông  bắt sâu cho cây.

+ Khi lớn lên, cậu bé rất tự hào vì góp công chăm cây ổi, chia sẻ ổi cho mọi người.

+ Bum và bạn bè vui đùa, chuyền từ cành này qua cành khác.

@1019767@

2. Cây ổi và người cháu trong thời điểm hiện tại

- Người ông: Đã mất nhưng vẫn còn trong tim cháu "Con muốn luôn bên đám bạn leo trèo mùa ổi chín và thấy ông con cười hiền lành bên gốc ổi...".

- Cây ổi nhà cũ cũng không còn:

+ Cây ổi trong sân nhà cũ đã không còn vì cha mẹ chuyển công tác.

+ Nhưng cây ổi vẫn luôn ở trong kí ức và trái tim của Bum.

+ Cây ổi mới ở cuối bài là minh chứng cho tình yêu của cha mẹ với Bum.

- Người cháu: Nỗi nhớ kỉ niệm tuổi thơ và ước mong thành một cái cây.

+ Sự cô đơn vì bố mẹ đều bận rộn:

  • Mẹ nói không thể mang cây ổi theo vì nó đã già.
  • Bố không thể đưa con về ghé thăm cây ổi, gặp lại đám bạn vì quá bận bịu.

+ Nỗi nhớ và khát vọng muốn làm cây ổi:

  • Nhớ bao năm chẳng thể nói ra.
  • Viết trong bài văn của mình "Con muốn làm một cái cây. Con muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ của con. Con muốn luôn bên đám bạn leo trèo mùa ổi chín và thấy ông con ngồi cười hiền lành bên gốc cây...".
  • Vui vẻ, hạnh phúc khi biết về tin cây ổi mới và gặp lại bạn cũ "cười toe toét mà mắt nó rưng rưng nước".

→ Nghệ thuật:

+ Kết cấu truyện lồng trong truyện.

+ Biện pháp tu từ: so sánh.

@1019575@

III. Tổng kết

1. Nội dung

Con muốn làm một cái cây kể về Bum với những kí ức tuổi thơ bên cây ổi, gia đình và bạn bè. Đôi khi ước mơ của một con người chỉ đơn giản là được quan tâm, được sống với những điều mà mình yêu quý.

2. Nghệ thuật

Kết cấu truyện lồng trong truyện, kể kết hợp miêu tả và biểu cảm cùng biện pháp tu từ: so sánh.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Câu chuyện này viết về đề tài tình yêu thương, sự chia sẻ từ những điều nhỏ bé, gần gũi xung quanh chúng ta.

2. Liệt kê các chi tiết nhà văn miêu tả về ông nội và Bum. Từ các chi tiết đó, em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm của ông nội.

Các chi tiết nhà văn miêu tả ông nội và Bum là: Bum và các bạn hái và chia nhau những trái chín thơm lừng. Còn ông nội bắc một chiếc ghế ra đầu sân, ngồi đó nghe đài, đưa mắt nhìn theo lũ trẻ và cười rất hiền lành.

Qua đó, em thấy ông nội là một người hiền từ, phúc hậu và rất thương trẻ con.

3. Theo em, Bum có phải là một cậu bé hạnh phúc hay không? Hãy giải thích ý kiến của em.

Theo em, Bum là một cậu bé vô cùng hạnh phúc vì có người ông rất yêu thương và quan tâm đến cậu, cùng với đó là cha mẹ Bum sẵn sàng thực hiện mơ ước của Bum thành hiện thực.

4. Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối như một minh chứng cho tình yêu thương của mọi người trong gia đình dành cho Bum.

5. Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Qua câu chuyện tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp tình yêu thương, sự sẻ chia từ những điều nhỏ bé xung quanh chúng ta, từ những người yêu thương chúng ta trong gia đình.

6. Dựa vào sơ đồ sau, hãy chỉ ra một số điểm giống và khác nhau (trong hành động, suy nghĩ, tâm trạng) giữa Đa-ni và Bum:

- Giống nhau: Nhân vật Đa-ni và nhân vật Bum là những đứa trẻ với tâm hồn trong sáng, tươi đẹp, suy nghĩ của hai nhân vật có nét tương đồng với nhau.

- Khác nhau: Nhân vật Bum có mơ ước và dám nói ra mơ ước của mình. Còn nhân vật Đa-ni là cô bé có chiều sâu nội tâm nhưng không thể hiện ra bên ngoài.

7. Em đã bao giờ làm việc gì đem lại niềm vui cho người khác hay chưa? Hãy chia sẻ với bạn về việc làm đó.

Em đã từng đem lại niềm vui cho bố mẹ đó là đạt kết quả học tập thật tốt trong từng năm học qua đi, e vẫn luôn cố gắng hơn nữa.