Đây là phiên bản do Phạm Bảo Ngọc
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 7 2021 lúc 22:17. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácI. Đôi nét về tác giả
- Huy Cận (1919-2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận
- Quê quán: Làng Ân Phú- huyện Dụ Quang- tỉnh Hà Tĩnh
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với thơ “Lửa thiêng”.
+ Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam
+ Huy Cận đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
- Phong cách sáng tác:
+ Trước cách mạng, hồn thơ ông là một hồn thơ ảo não
+ Sau cách mạng, hồn thơ ông có sự biến chuyển tươi vui hơn
1. Hoàn cảnh sáng tác
Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”
2. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (2 khổ đầu):Cảnh đoàn đánh cá ra khơi
- Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Cảnh đoàn thuyền đánh trên biển
- Phần 3 (khổ cuối): Hình ảnh đoàn thuyền trở về
3. Giá trị nội dung
Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thớ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp.
4. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ có sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú. Âm hưởng thơ khỏe khoắn hào hùng và sáng tạo.
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ, vừa đầy sức sống: "Sóng đã cài then đêm sập cửa".
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ bước vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động.
- "Sóng cài then đêm sập cửa - Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi" : ( Vần thanh trắc >< vần thanh bằng)
- Khí thế của những con người ra khơi đánh cá: mạnh mẽ, tươi vui, lạc quan, yêu lao động.
-> Diễn tả niềm vui yêu đời,yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp.
- Khung cảnh biển đêm: thoáng đãng lấp lánh, ánh sáng đẹp, vẻ đẹp lãng mạn, kỳ ảo của biển khơi.
- Nhà thơ đã tưởng tượng ngược lại, bóng sao ùa nước Hạ Long, làm nên tiếng thở của đêm, một sự sáng tạo nghệ thuật - biển đẹp màu sắc lấp lánh. Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rự rỡ của các loài cá trên biển: cá thu, cá song, cá nhụ, cá bạc,... với những màu sắc lung linh, huyền ảo: hồng trắng, vàng chóe, vảy bạc, "đuôi vàng lóe rạng đông".
Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
- Con thuyền đánh cá vốn nhỉ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của vũ trụ, thiên nhiên: lái gió, buồm trăng, mây cao, dò bụng biển,...
- Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền có nhịp trăng cao.
- Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Kéo xoăn tay chùm cá nặng.
-> Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hang say.
- Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niềm yêu say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
- Nhịp điệu khỏe khoắn, đa dạng, cách gieo vần biến hóa, sự tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn.
3. Khổ 7: Cảnh trở về
- "Câu hát căng buồm".
- "Mặt trời đội biển".
- "Mắt cá huy hoàng…"
=> Gợi lên một cảnh kỳ vĩ, hào hung, khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển.
- Khi ra đi là lúc hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi.