Đêm nay Bác không ngủ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái

- Sinh năm 1927

- Quê quán: Nghệ An

- Làm thơ từ thời kháng chiến chống Pháp.

2. Tác phẩm 

a. Hoàn cảnh ra đời

- Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của Minh Huệ.

- Bài thơ dựa trên sự kiện có thực: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Chính Minh Huệ kể lại trong hồi kí của mình. Mùa đông năm 1951 bên bờ sông Lam - Nghệ An nghe một anh bạn chiến sĩ về quốc quân kể những truyện được chúng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động viết bài thơ này.

b. Thể loại: Thơ tự sự.

Thể thơ: 5 chữ

c. PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: 9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.

+ Phần 2: 6 khổ tiếp: Lần thức dậy thứ ba của anh đội viên.

+ Phần 3: Còn lại: Tình cảm của tác giả đối với Bác.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Hình tượng Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên

* Cốt truyện và bối cảnh:

- Truyện kể về một đêm không ngủ của Bác ở chiến khu Việt Bắc vào ngày mùa đông, trời mưa, lạnh giá. Khi Bác cùng các chiến sĩ tham gia chiến dịch Biên giới 1950.

* Bác trong lần thức dậy thứ nhất:

* Bác trong lần thức dậy thứ ba:

=> Sử dụng nghệ thuật: miêu tả dùng hiều từ láy gợi hình; nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. 

=> Bác như là người cha thân thiết đang lo lắng, ân cần chăm sóc đàn con cháu.Hình ảnh Bác hiện lên thật giản dị, gần gũi, chân thực ma hết sức lớn lao.

- Tình thương bao la của Bác dành cho quân và dân.

2. Nhân vật anh đội viên

* Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên

- Hoàn cảnh sống: trời khuya, giữ núi rừng, trời mưa lâm thâm.

- Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải khi thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa.

- Nhìn, dõi theo những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác:

   + Đốt lửa

   + Dém chăn cho từng người một

   + Nhón chân nhẹ nhàng

→ Yêu thương, quan tâm, lo lắng cho các chiến sĩ, các đội viên.

- Mơ màng như nằm trong một giấc mộng đẹp.

- Thổn thức, thì thầm, lo Bác ốm.

⇒ Thương yêu, cảm phục trước những hành động của Bác.

* Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên

- Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác đi ngủ.

→ Từ láy “nằng nặc” cùng nghệ thuật đảo trật tự từ diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành của anh đội viên dành cho Bác.

- Lòng vui sướng mênh mông, anh thức luôn cùng Bác: niềm vui vì hiểu được nỗi lòng của Bác - tình thương, sự lo lắng cho đoàn dân công.

⇒ Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên đã cho thấy tình cảm của anh đội viên nói riêng, của những người lính và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Bác. Đó là sự yêu kính, biết ơn và niềm hạnh phúc trước tình yêu thương và sự quan tâm của Bác.

3. Cảm nhận của tác giả

- Điệp ngữ " đêm nay", giọng thơ nhẹ nhàng.

-> Khẳng định đêm nay cũng như biết bao đêm khác Bác đã mất ngủ vì lo cho dân, cho nước. Bác hiện lên kì vĩ nhưng cũng rất đời thường.

- Lời giải thích như một chân lí chắc chắn khẳng định Bác giản dị nhưng cũng thật cao cả.

=> Tình yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho các chiến sĩ, cho dâ và lòng kính yêu của anh đội viên dành cho Bác.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Dùng thể thơ năm tiếng có vần, điệu.

- Có sự kết hợp kể chuyện ,miêu tả và biểu cảm.

- Lời thơ giản dị, chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật.

2. Nội dung

Bài thơ đã diễn đạt một cách chân thực và cảm động tình cảm kính yêu, cảm phục của anh đội viên cũng như của cả dân tộc đối với Bác.

IV. LUYỆN TẬP

1. Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9-10 dòng)

HD trả lời:

Hoàn cảnh xuất hiện ở chi tiết:

  • Thấy trời khuya lắm rồi

  • Lặng yên bên bếp lửa

  • Ngoài trời mưa lâm thâm

  • Mái lều tranh xơ xác

Đêm nay ở chiến khi ngoài trời mưa lâm thâm, có anh đội viên nửa đêm giật mình tỉnh giấc. Hình ảnh đập vào mắt anh là Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa. Mái tóc Bác đã bạc đi rất nhiều. Đêm khuya thanh vắng, Bác lặng lẽ rón chân đi tới kéo chăn cho từng người. Thấy Bác tới gần, anh đội viên kẽ hỏi:" Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?'. Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm:" Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc". Nghe lời Bác, anh đội viên chìm vào giấc ngủ tiếp nhưng dường như lúc này giấc ngủ  cũng không còn được sâu như lúc đầu nữa. Những câu hỏi được đặt ra quanh quẩn trong đầu không hiểu vì sao Bác thao thức đến vậy. Lần thứ ba thức dậy, thắc mắc của a đã được giải đáp, Bác thức trong đêm là vì lo việc nước, thương đoàn dân công thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác đêm đó.

2. Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?

HD trả lời:

Nhắc lại 3 lần

Việc nhắc lại câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ " Minh Huệ. Muốn nói lên được tình cảm của bác trong câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ" của mỗi khổ thơ. Câu thơ ấy thể hiện Bác là một con người yêu thương dân, lo lắng cho dân. Một lòng muốn bảo vệ nước. Bác thương các chiến sĩ, vì muốn trận đấu ngày mai giành thắng lợi, Bác ân cần chăm sóc họ. Tình thường bao la rộng lớn như biển cả. " Đêm nay Bác không ngủ" Nhà thơ muốn mọi người hiểu  về tấm lòng, về con người cũng như tính cách của Bác.