Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácv Tính số loại giao tử
Kiểu gen dị hợp |
Số giao tử tạo ra |
Giao tử |
Aa |
2 |
A, a |
AaBb |
4 |
AB, Ab, aB, ab |
|
|
|
N |
2n |
|
v Cách viết giao tử: viết giao tử của từng kiểu gen rồi nhân các giao tử với nhau (có thể sử dụng sơ đồ cây)
Ví dụ 1: Viết giao tử của các cơ thể có kiểu gen sau:
1. Cơ thể bất kỳ: AaBb GP 4 giao tử:
(A : a) (B : b) = AB, Ab, aB, ab
2. Cơ thể aaBBDdEe giảm phân
(a) (B) (D : d) (E : e) = 1 x 1 x 2 x 2 = 4 giao tử: aBDE, aBDe, aBdE, aBde
3. Cơ thể AaBbDd giảm phân
(A : a) (B : b) (D : d) = 2 x 2 x 2 = 8 loại giao tử: ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd
v Xác định tỷ lệ giao tử:
Trong trường hợp phân li độc lập tỷ lệ giao tử bằng tích tỷ lệ của từng alen tạo nên giao tử đó.
Ví dụ: Giao tử AaBbDd giảm phân tỷ lệ giao tử Abd = ½ x ½ x ½ = 1/8
v Cách tính số loại tinh trùng và trứng
Để tính số loại tinh trùng của 1 nhóm TB ta làm như sau:
- 1 TB sinh tinh tạo ra 2 loại tinh trùng lấy 2 x với số TB sinh tinh rồi so sánh với số giao tử được tạo ra, kết quả nào nhỏ hơn thì chọn.
- 1 TB sinh trứng tạo ra 1 trứng sau đó làm tương tự như trên.
Ví dụ 1: 3TB sinh tinh AaBbDd GP bình thường tạo ra mấy loại tinh trùng?
A. 2 B.4 C.6 D.8
1 TB sinh tinh tạo ra 2 loại tinh trùng: 2 x 3 = 6 < 23 =8 loại giao tử
Chọn đáp C.
v Trong trường hợp phân li độc lập tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình bằng tích tỷ lệ của từng kiểu gen và kiểu hình của cặp gen.
Ví dụ: Xác định tỷ lệ KG và KH ở F1 của phép lai sau (biết trội lặn hoàn toàn)
P: AaBbDDeeHh x AabbDDeeHH
F1 có số loại KG = 3 x 2 x 1 x 1 x 2 = 12
KH = 2 x 2 x 1 x 1 x 1 = 4
v Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình bất kỳ ở thế hệ sau:
· Tỷ lệ kiểu gen bằng tích tỷ lệ từng loại kiểu gen ở cặp gen \(\)
Ví dụ: P: AaBbDd x AaBbDd
Tỷ lệ kiểu gen AaBBdd ở F1 = ½ x ¼ x ¼ = 1/32
· Tỷ lệ KH bằng tích tỷ lệ từng loại kiểu hình ở từng cặp gen
Ví dụ:
1. P: aaBbDdhhEE x AaBbDDHhEE
Tỷ lệ KH: A_bbD_H_E_ = ½ x ¼ x 1 x ½ x 1 = 1/16
2. P: AaBb x AaBb
v Cho cơ thể có n cặp gen dị hợp nằm trên n cặp NST thường tự thụ phấn ta có:
F1 có tỉ lệ KG chứa x alen trội là: Cx2n / 4n
Trong đó: x là số alen trội
n số cặp gen dị hợp tử
Ví dụ:
P: AaBbDd x AaBbDd
Tỷ lệ KG có 3 alen trội là = C36 / 43 = 5/16
v Cơ thể dị hợp n cặp gen trên n cặp NST thường tự thụ phấn ta có:
F1 tỷ lệ KH có a alen trội là:
Can (\(\frac{3}{4}\))a x (\(\frac{1}{4}\))x
Trong đó: a số alen trội
x số alen lặn
n số cặp gen dị hợp
Ví dụ: P: AaBb x AaBb
Tỷ lệ KH có 1 alen trội, 1 alen lặn
Cách 1: KH có 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn
A_bb = ¾ x ¼ = 3/16
aaB_ = ¾ x ¼ = 3/16
Tỷ lệKH 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn = 3/8
Cách 2: KH có 1 tính trạng lặn, 1 tính trạng trội
C12 x (3/4)1 x (1/4)1 = 3/8
Dạng đặc biệt:
Phép lai các cơ thể có KG mà chứa 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb)
P: cơ thể có KG chứa Aa và Bb x Cơ thể có KG chứa Aa và Bb
% giao tử chứa ab = x %giao tử chứa ab = y
F1 có tỷ lệ KH:
A_B_ = 50% + xy
A_ bb = aaB_ = 25% - xy
Aabb = xy
Ví dụ: Ở 1 loài TV: A: cao a thấp
B: vàng b: xanh
Xác định KH F1 của các phép lai sau:
1. P: AaBb x AaBb
KH F1: ta có tỷ lệ giao tử ab mỗi bên = 1/4
A_B_ = 56,25%
A_bb = aaB_ = 18.75%
aabb = 6.25%
2. P: AB/ab x AB/ab
KH F1: ta có tỷ lệ giao tử ab mỗi bên = ½
A_B_ = 75%
A_bb = aaB_ = 0
Aabb = 25%
3. AB/ab x AB/ab hoán vị hai bên với tần số f = 20%
KH F1: tỷ lệ giao tử ab mỗi bên = 40%
A_B_ = 66%
A_bb = aaB_ = 23.84%
Aabb = 16%