Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Trên thế giới hiện có tới trên 5000 ngôn ngữ. Khi đi sâu nghiên cứu, qua đối chiếu so sánh, các nhà ngôn ngữ học thấy giữa một số ngôn ngữ có những nét chung do có cùng nguồn gốc và họ dựa vào đó để phân chia chúng thành một số ngữ hệ như: ngữ hệ Ấn - Âu (trong đó có tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga,...).
- Nhưng cũng qua đối chiếu so sánh, các nhà ngôn ngữ học thấy một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản (về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giống nhau. Dựa trên những sự giống nhau đó, các nhà ngôn ngữ học xếp các ngôn ngữ vào một số loại hình.
- Có hai loại hình ngôn ngữ khá quen thuộc với chúng ta là: loại hình ngôn ngữ đơn lập (như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,...) và loại hình ngôn ngữ hoà kết (như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,...).
Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập là:
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
Ví dụ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ)
- Câu thơ trên có bảy tiếng, cũng là bảy âm tiết, bảy từ, đọc và viết đều cách rời nhau. Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ. Ví dụ: trở về, ăn chơi, thôn xóm,...
- Có thẻ thấy rõ đặc điểm này qua ví dụ sau đây:
Cười người1 chớ vội cười lâu
Cười người2 hôm trước, hôm sau người3 cười.
- Người1 và người2 là phụ ngữ (bổ ngữ) chỉ đối tượng của động từ cười. Người3 là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ cười. Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự đổi thay, khác biệt nào giữa người3 - chủ ngữ và người1, người2 - phụ ngữ.
- Có thể nêu thêm một số ví dụ khác.
Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở.
Tôi1 là chủ ngữ, tôi2 là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho.
Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa tôi1 và tôi2.
So sánh anh ấy1 phụ ngữ và anh ấy2 (chủ ngữ), chúng a cũng thấy như vậy. Các cặp từ ngữ đó chỉ khác nhau về vị trí so với động từ (vị ngữ).
Tuy nhiên, nếu đem câu trên dịch ra tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy tôi1 phải dịch thành I (vì là chủ ngữ), tôi2 phải dịch thành me (vì là phụ ngữ); anh ấy1 phải dịch thành him (vì là phụ ngữ) và anh ấy2 phải dịch thành he (vì là chủ ngữ).
=> Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc thay đổi các hư từ được dùng) thì nghĩa của cụm từ, của câu sẽ đổi khác (hoặc trở thành vô nghĩa).
- Hãy quan sát các ví dụ sau:
- Tôi ăn cơm.
- Ăn cơm với tôi! / Ăn cơm cùng tôi! / Ăn phần cơm của tôi nhé! (với cùng, của là hư từ).
- Tôi đang ăn cơm./ Tôi đã ăn cơm rồi./ Tôi vừa ăn cơm xong. (đang, đã, vừa là hư từ).
=> Rõ ràng, trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng: từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.