Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Là nhầ văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở Chiết Giang.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn.
- Ông đã từng học qua các ngành: địa chất, hàng hải, y học, văn học. Ông bỏ ngành y chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để "biến đổi" tinh thần "dân chúng đang ở tình trạng ngu muội" và "hèn nhát".
- Sự nghiệp sáng tác:
+ 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên lần đầu tiên được tin trên tờ Thanh niên mới số tháng 5/1918.
+ 1918 - 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Truyện ngăn có 2 tập: Gào Thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Có 7 tập tạp văn.
+ 1927 - khi ông mất: Truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (8 truyện) và 9 tập tạp văn.
- 1981, toàn thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa.
In trong tập "Gào thét" năm 1923.
a. Tóm tắt
Với chuyến về quê cuối cùng để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê. Từ đó, nhân vật tôi đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa bấy giờ. Ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: (từ đầu - làm ăn sinh sống): "Tôi" trên đường trở về quê.
- Phần 2: (tiếp - sạch trơn như quét): Những ngày "tôi" ở quê.
- Phần 3: (còn lại): "Tôi" trên đường xa quê.
c. Thể loại và nhân vật
- Truyện có tính hồi kí.
- Nhân vật chính: "tôi", Nhuận Thổ.
- Nhân vật trung tâm: "tôi".
- Thời điểm: Giữa mùa đông, "tôi" trở về quê sau hơn 20 năm xa quê.
- Khung cảnh làng quê: thấp thoáng, im lìm, thôn xóm tiêu điều, hoang vắng. Bầu trời lúc này một màu vàng úa.
-> Khung cảnh làng quê ảm đạm, làm rõ cảnh sa sút của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
- Khung cảnh làng quê qua cảm nhậm của "tôi":
+ Sáng sớm tinh mơ, trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió.
+ Các gia đình khác dần dọn đi hết, bỏ lại làng quê.
- Người mẹ của "tôi" mừng rỡ ra đón, nhưng vẫn phảng phất một nỗi buồn giấu kín
- nỗi buồn của một người sắp phải xa nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
- Cháu Hoàng chưa gặp "tôi" bao giờ chỉ dám đứng nhìn từ xa, nhìn "tôi" chòng chọc
- Chị Hai Dương là một người phụ nữ duyên dáng, trước được nhiều người yêu quý, say này trở thành một người phụ nữ xấu về cả ngoại hình lẫn tính cách.
- Nhuận Thổ không còn là một cậu bé lanh lợi, khỏe mạnh, hiểu biết nhiều điều nữa. Giờ đây đã trở thành một anh nông dân nghèo khổ, mụ mẫm và cam chịu.
-> Nguyên nhân của sự thay đổi là do cách sống lạc hậu của người nông dân trước hiện thực thối nát của xã hội phong kiến đang suy tàn.
- Thời điểm: Chiều hoàng hôn, những dãy núi xanh bên bờ sông đen sẫm lại thi nhau chạy lùi về phía sau.
- "Tôi" cảm thấy buồn bã, lẻ loi và ngột ngạt.
- "Tôi" nghĩ về tình bạn của cháu Hoàng và Thủy Sinh. Mong ước chúng không phải sống một cuộc sống khốn khổ như bao người khác.
* Hình ảnh con đường ở cuối truyện:
- Vừa mang ý nghĩa thực vừa là hình ảnh suy nghĩ của tác giả.
- Con đường mà tác giả nhắc đến chính là con đường tự do, con đường hạnh phúc, con đường có niềm tin và hi vong. Con đường đó không phải do một người tạo nên mà do nhiều người góp phần xây dựng nên.
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Cốt truyện độc đáo.
- Kết hợp các phương thức: tự sự, miêu tả kết hợp biện pháp hồi ức và đối chiếu, phương thức lập luận.
2. Nội dung
Chuyến đi cuối cùng của nhân vật "tôi" và những rung cảm của "tôi" trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của nhân vật Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến và đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội để tất cả cùng suy ngẫm.