Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Phương Đông là nơi xuất hiện các đô thị đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
- Các đô thị cổ đã được hình thành bên các con sông lớn và phát triển với vai trò là trung tâm tôn giáo, kinh tế, chính trị của các nhà nước nông nghiệp như: Mô-hen-giô-đa-rô (Ấn Độ); Mem-phít (Ai Cập); Lạc Dương, Trường An (Trung Quốc); U-rúc, Ba-bi-lon… (Lưỡng Hà).
- Vào thế kỉ VII TCN, Ba-bi-lon là thành thị có quy mô lớn và sầm uất nhất thời bấy giờ.
- Sau thế kỉ IV, nhiều thành thị suy tàn dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Lưỡng Hà.
- Các đô thị phương Tây ra đời dựa trên cơ sở của nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Những sản phầm nổi tiếng và có giá trị cao như: nho, dầu ô liu, vũ khí, đồ trang sức, đồ gốm, đồ da…được buôn bán khắp vùng Địa Trung Hải.
- Hàng hóa họ nhập về chủ yếu là ngũ cốc.
- Nhiều đô thị ở Hy Lạp, La Mã đều có cảng biển. A-ten và Rô-ma là những đô thị có cảng biển lớn nhất thời bấy giờ.
- Các đô thị đóng vai trò là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của nhà nước và điển hình cho trình độ phát triển của nền văn minh cổ đại phương Tây.
- Đô thị quan trọng nhất của Hy Lạp là A-ten ra đời vào thế kỉ VII TCN và phát triển rực rỡ như: Mô hình nhà nước dân chủ, văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc…
- Năm 146 TCN, các đô thị của Hy Lạp bị La Mã chinh phục.
- Rô-ma giữ vai trò trung tâm vùng Địa Trung Hải đến năm 476, những đóng góp của nền văn minh La Mã cho nhân loại như: luật pháp, thể chế cộng hòa, quy hoạch và xây dựng đô thị…
- Khoảng thế kỉ X-XI, sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phầm. => Cơ sở cho sự xuất hiện trở lại của các thành thị.
- Thế kỉ XIV, châu Âu đã xuất hiện nhiều đô thị tồn tại và phát triển đến ngày nay.
- Cư dân đô thị sống chủ yếu bằng nghề thủ công, sản xuất hàng hóa như len’ đồ lông thú, da,….thu nhập buôn bán cao nên tầng lớp thương nhân phát triển.
- Thương nhân liên kết với giới quý tộc lập nên hội đồng đô thị.
- Thương nhân bỏ tiền xây dựng các công trình công cộng như nhà thờ, đài phun nước,..
- Thương nhân các đô thị hợp lại thành hiệp hội buôn bán (thương hội) với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho thương nhân buôn bán.
- Hiệp hội lớn nhất thời bấy giờ là Liên minh Han-xi-tích và các đô thị thuộc vùng biển Ban-tích.
=> Tầng lớp thương nhân có vai trò quan trọng, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị.