Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Châu thổ sông Hồng là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước.
- Dấu ấn của nền văn minh này thể hiện qua những nét đặc sắc về văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ trở thành những di sản văn hóa. Các di sản văn hóa phi vật thể ở châu thổ sông Hồng rất phong phú, đặc sắc bao gồm:
+ Văn hóa ẩm thực với các món ăn truyền thống gắn với đồng ruộng, lúa gạo.
+ Các nghề thủ công truyền thống như gồm Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình)...
+ Các lễ hội độc đáo (hội Lim, lễ hội chùa Hương, hội Gióng...).
+ Các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian (dân ca quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật Ca Trù,).....
- Ngoài ra, văn hóa châu thổ sông Hồng còn thể hiện rõ nét qua nếp sống của cộng đồng dân cư và văn học dân gian truyền miệng (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết,...).
- Trong quá trình khai khẩn, con người ở châu thổ sông Cửu Long đã thích ứng với thiên nhiên, tạo nên nền văn hóa sông nước đặc sắc.
- Cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước.
+ Kiến trúc nhà nổi, buôn bán trên sông, nhiều điểm tập trung thành các chợ nổi như Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm,.. di chuyển bằng ghe, xuồng rất phổ biến.
+ Nét văn hóa ẩm thực ở châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sản vật từ sông nước, lúa gạo, tiêu biểu là các loại mắm, cá khô,... và các loại bánh làm từ gạo.
+ Một số nghề thủ công tiêu biểu như nghề đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, nghề làm bột gạo ở Sa Đéc (Đồng Tháp), nghề làm đường thốt nốt ở An Giang,...
- Tại châu thổ sông Cửu Long có rất nhiều lễ hội và nghệ thuật dân gian như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Chôi Chnăm Thmây, lễ hội Đua ghe Ngo, đặc biệt nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.