Bài viết số 2 - Văn lớp 10

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng                  ĐỀ2: ÔN THI HỌC KÌ I

Trường THPT Bảo Lộc                            Môn: Ngữ văn 10- Thời gian: 90 phút

 

I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (2 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1)“Cô gái loay hoay dẫn chiếc xe tay ga, chú bảo vệ nhanh chân bước đến giúp cô. Xe vừa rời bãi, cô đề ga vụt tới, vô tình đâm phải vị khách vừa tấp xe vô quán, cô trừng mắt, ngó lơ rồi chạy mất hút. Chú bảo vệ lắc đầu, còn vị khách tỏ ra bực tức: “Mất lịch sự”.

(2)Thực tế hằng ngày vẫn diễn ra những sự việc tương tự như thế, người nhận sự giúp đỡ quên mất lời cảm ơn, còn người gây ra phiền toái cho người khác cũng chẳng có lời xin lỗi. Ðó đơn giản là phép lịch sự nhưng nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi dần kiệm lời và dường như quên mất.

(3)Một tối cùng cô bạn ăn chè tại một quán nhỏ bên đường, kế bên là nhóm bạn nhỏ (học sinh) tụ họp huyên thuyên đủ thứ chuyện, khi chị chủ quán mang chè đến, các bạn đồng loạt nói: “Cảm ơn cô”. Chị chủ quán tỏ vẻ hài lòng: “Ừ, tụi con có gì cần thêm thì gọi cô”. Cô bạn tôi cười: “Tụi nhỏ lịch sự dữ nghen”. Tiếp lời, cô bạn kể, lúc còn là nhân viên phục vụ quán cà phê khá sang, ít khi được nghe khách cảm ơn như vậy. Lời người bạn nhắc tôi nhớ câu chuyện sáng nay về cách ứng xử của cô gái trẻ, giả sử cô biết nói lời cảm ơn với chú bảo vệ, nói lời xin lỗi với vị khách, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp, thể hiện được sự văn minh, lịch sự ở một người trẻ.

(Lan Uyên, Giá trị của lời “cảm ơn” và “xin lỗi”,Camau online, đăng ngày 13/01/2015)

Câu 1: Xác định nội dung chính của văn bản.(0,75 điểm)

Câu 2: Nêu hai biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn đánh kí hiệu số (3) (0,5 điểm)

Câu 3: Nêu 3 hậu quả có thể xảy ra nếu con người không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn ? (0,75 điểm)

II/PHẦN LÀM VĂN (8 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của lời “cảm ơn” và “xin lỗi” trong ứng xử giao tiếp với bạn bè.(3 điểm)

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão? Liên hệ với vai trò, trách nhiệm của người thành niên trong thời đại 4.0 hiện nay.

 

….……………………………………………..HẾT……………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ 2 NGỮ VĂN 10 HỌC KÌ I

I/Phần đọc-hiểu:

Câu 1: Giá trị của lời “xin lỗi” và “cảm ơn” (0,75 đ)

Câu 2: - Người nói, người nghe, địa điểm cụ thể (0,25 đ)

- Ngôn ngữ sinh hoạt: “nghen”(phương ngữ)  (0,25 đ)

Câu 3: (0,75)   - Đánh mất mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cuộc sống.

- Xảy ra xung đột, bạo lực.

- Vô cảm

II/Phần làm văn:

Câu 1:3,0 điểm

- Hình thức: câu mở đoạn (0,25 đ), câu kết đoạn (0,25 đ), các câu triển khai (2,5 điểm). Diễn đạt vấp váp, lỗi chính tả: trừ 0,5 đ

-Nội dung: cần đảm bảo các ý cơ bản

Câu mở đoạn:Xin lỗi và cảm ơn là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử, nhất là trong mối quan hệ với bạn bè(0,25)

Các câu triển khai:

+Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn: khi làm sai, khi cảm ơn, khi thể hiện sự lịch sự,…(0,5)

+Lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc làm cho mối quan hệ giữa người với người được tốt đẹp hơn; là tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức và trong quan hệ bạn bè sẽ tránh được những xích mích, va chạm không đáng có. Có dẫn chứng(1,0)

+Phê phán, nhắc nhở những bạn trẻ làm sai không biết xin lỗi, được giúp đỡ không biết cảm ơn và có những hành vi không tốt khác. Có dẫn chứng (0,5)

+Cần xây dựng thói quen biết nói lời xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp ứng xử hàng ngày, nhất là trong mối quan hệ bạn bè(0,5)

Câu kết đoạn:Khẳng định sự cần thiết của xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp ứng xử (0,25 đ)

Câu 2:5,0 điểm

-Hình thức: ba phần mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Phân tích theo đặc trưng thể loại thơ đi từ nghệ thuật đến nội dung.

+Không đúng kết cấu 3 phần: trừ điểm phần thiếu.

+Diễn đạt vấp váp, sai chính tả: trừ 0,5-1,0 điểm.

+Diễn xuôi ý thơ: dưới 2 điểm/5 điểm

-Đáp án-biểu điểm

Ý

Nội dung

Điểm

1

Giới thiệu được vấn đề nghị luận

0,5

2

Làm đúng cấu trúc bài nghị luận văn học

0,5

3

- Vẻ đẹp mang tầm vóc, lí tưởng cao cả của người anh hùng.

- Vẻ đẹp hào hùng của thời đại Đông A.

- Tâm sự mang tinh thần trách nhiệm với tổ quốc của tác giả.

- Liên hệ: ra sức học tập, rèn luyện, đáp ứng những đòi hỏi về nhân lực của thời đại 4.0; nhận thức vai trò của tự học và học tập suốt đời.

5,0

 

 

2,0

4

-Hàm súc, cô đọng

-Hình ảnh kì vĩ có tính biểu tượng cao

-Bút pháp nghệ thuật hoành tráng sử thi

1,0

5

Sáng tạo, có chất văn, diễn đạt ít lỗi

1,0

Khách