Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 4 2021 lúc 18:37. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTRƯỜNG THPT BẢO LỘC
TỔ NGỮ VĂN
(Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ 1: ÔN THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN THI : NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.
…Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian. Những hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những sự vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?”
(Theo “Tự học – một nhu cầu thời đại” – Nguyễn Hiến Lê)
a. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn đoạn trích? (0.5đ)
b. Cụm từ “cuộc du lịch bằng sách vở” trong câu văn “Kể làm sao hết được những sự vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?”được viết bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng? (0.75đ)
c. Từ câu văn “Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi chơi bộ ấy”, hãy chỉ ra 3 điểm tương đồng giữa tự học và thú đi chơi bộ ? (0.75đ)
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng một mặt giấy) trình bày 4 tác dụng của việc tự học mà anh/chị tâm đắc nhất?
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài ca dao:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
……………………………..HẾT……………………………..
Họ và tên thí sinh:.......................................................Số báo danh.....................................
Chữ ký giám thị 1 :................................... Chữ ký giám thị 2 ...................................
TRƯỜNG THPT BẢO LỘC
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ 1: ÔN THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN 10
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo thông tư 40.
II. Đáp án và thang điểm
Đáp án | Điểm | |
Câu 1 (2,0 đ) | 1a. Câu chủ đề ““Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch”. | 0.50 |
1b. “cuộc du lịch bằng sách vở”: - Phép ẩn dụ. (0.25) - Cách nói có hình ảnh, nhấn mạnh những nét tương đồng giữa việc tự học bằng sách vở với những cuộc du lịch trong cuộc sống. (0.5) | 0.75 | |
1c. HS chỉ ra được 3 điểm tương đồng, tùy bài làm cụ thể miễn hợp lí. Ví dụ: tự do lựa chọn hướng đi; có niềm vui được tự mình khám phá, thưởng thức; đòi hỏi sự chủ động, kiên trì... | 0.75 | |
Lưu ý: HS phải diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả thì mới được điểm tối đa. | ||
Câu 2 (3,0 đ) | Viết một đoạn văn ngắn (khoảng một mặt giấy) trình bày 4 tác dụng của việc tự học mà em tâm đắc nhất? | |
a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách viết đoạn văn NLXH. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | ||
b. Yêu cầu về kiến thức HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lý, thuyết phục; có thể là các ý sau: | ||
- Câu mở đoạn. | 0.50 | |
- Tự học là cách học mà con người tự do lựa chọn nội dung học theo sở thích. | 0.50 | |
- Tự học góp phần rèn luyện tính chủ động, kích thích sự sáng tạo. | 0.50 | |
- Tự học nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết, khát vọng khám phá. | 0.50 | |
- Tự học là phương pháp học tập suốt đời. | 0.50 | |
- Câu kết đoạn. | 0.50 | |
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi HS đảm bảo được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Sai cấu trúc: trừ 0.50 điểm. | ||
Câu 3 (5,0 đ) | Cảm nhận của anh / chị về bài ca dao. | |
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | ||
b. Yêu cầu về kiến thức: Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao, HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: | ||
- Nêu được vấn đề cần nghị luận, trích dẫn. | 0.50 | |
- Ca ngîi lèi sèng t×nh nghÜa, thuû chung cña ngêi b×nh d©n xa. - Muối, gừng: + Gia vị, thuốc. + Gừng cay, muối mặn biểu trưng cho sự gắn bó, thủy chung của con người. - Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối để khẳng định lòng thủy chung, son sắt. - Thể thơ lục bát biến thể diễn tả cảm xúc... | 3.00 | |
- Đánh giá chung về bài ca dao. | 0.50 | |
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi HS đảm bảo được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
----------Hết----------
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 4 2021 lúc 18:37) | 1 lượt thích |