Bài 9. Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Nguyên nhân xuất hiện Chiến tranh lạnh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mỹ cùng các nước tư bản Tây Âu chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

+ Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô - Mĩ.

▪ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới;

▪  Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.

+ Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa lo ngại về sự tồn tại và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.

=> Tháng 3-1947, Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man công khai thực hiện Chiến lược toàn cầu, từ bỏ hợp tác với Liên Xô, bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Nguyên nhân xuất hiện Chiến tranh lạnh

2. Biểu hiện của Chiến tranh lạnh

♦ Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ-đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và Liên đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn ở trong tình trạng đối đầu trên các lĩnh chính trị-quân sự và mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới...

♦ Một số biểu hiện về sự đối đầu giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:

- Về kinh tế:

+ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thực hiện Kế hoạch Mác-san (1947), Mỹ đầu tư khoảng 13 tỉ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế.

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Hội đồng Tượng trợ kinh tế-SEV (1949), thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Về chính trị-quân sự:

+ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương-NATO (1949); Chế tạo thành công bom nguyên tử (1945). Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1958),...

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955); Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957),....

- Về việc mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực:

+ Ở Đức:

▪ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức ở Tây Đức (9-1949).

▪ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức ở Đông Đức (10-1949).

+ Ở Triều Tiên:

▪ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Ủng hộ thành lập Nhà nước Đại Hàn Dân quốc ở phía nam (Hàn Quốc, 8-1948); viện trợ và trực tiếp tham gia trong cuộc chiến tranh với Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên (1950-1953).

▪ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía bắc (9 1948); viện trợ và trực tiếp tham gia trong cuộc chiến tranh với Hàn Quốc (1950-1953).

+ Ở Cu-ba:

▪ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Chống Chính phủ Cu-ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu, thực hiện lệnh phong toả hải quân đối với Cu-ba (10-1962).

▪ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Hỗ trợ kinh tế, đưa quân đội thường trực và một số tên lửa hạt nhân vào Cu-ba (10-1962).

+ Ở Việt Nam:

▪ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Giúp thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược (1950-1954); thiết lập, hỗ trợ chính quyền ở miền Nam, tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam và chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975).

▪ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1950-1954); ủng hộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước (1954-1975).

Biểu hiện của Chiến tranh lạnh

3. Hậu quả của Chiến tranh lạnh

- Chiến tranh lạnh được các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại Man-ta (12-1989).

- Hậu quả:

+ Đẩy thế giới vào tình trạng luôn căng thẳng, đối đầu giữa hai phe đối lập, thậm chí làm bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ ở khắp các khu vực trên phạm vi toàn cầu, làm xuất hiện nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

+ Đưa đến sự chia cắt lãnh thổ, chia rẽ tình cảm dân tộc, xung đột tôn giáo,... ở nhiều quốc gia, khu vực với hệ luỵ sâu sắc và lâu dài.