Bài 8. Xác định phương hướng ngoài thực địa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

- Mặt Trời mọc vào buổi sáng ở hướng Đông.

- Mặt Trời lặn vào buổi chiều ở hướng Tây.

- Khi xác định được phương hướng, ta cần tìm một địa vật dễ phân biệt (đỉnh núi, cây cao, tháp cao..) để làm mốc định hướng di chuyển.

Xác định phương hướng khi quan sát Mặt Trời mọc

 

​@1756979@

2. Xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng

- Áp dụng khi Mặt Trời đã lên cao trên bầu trời.

* Bước tiến hành

- Bước 1: Cắm 1 cây cọc xuống đất, đánh dấu bóng đổ của cây cọc là A.

- Bước 2: Đợi 15-30p, bóng cọc di chuyển sang vị trí tiếp theo, đánh dấu là B.

- Bước 3: Kẻ 1 đường qua A và B, ta có đường nối 2 điểm A và B chính là đường nối 2 hướng Tây và Đông. (Do Mặt Trời di chuyển từ Đông sang Tây nên bóng cọc di chuyển ngược lại từ Tây sang Đông).

Bóng cọc di chuyển theo hướng từ Tây sang Đông

 

​@1757313@

​3. Xác định phương hướng bằng la bàn

La bàn cầm tay
La bàn trên điện thoại thông minh

* Cấu tạo của la bàn

- Kim la bàn hình thoi làm bằng kim loại có từ tính, chỉ 2 đầu Bắc và Nam. Đầu chỉ hướng Bắc thường được đánh dấu màu đậm hơn.

- Vòng chia độ thể hiện 8 hướng và số độ từ 0o tới 360o                                                        * Cách sử dụng la bàn

- Đặt la bàn nằm ngang trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại có từ tính.

- Mở chốt hãm cho kim la bàn di chuyển. Khi kim dừng lại, ta xác định được hướng Bắc và Nam, từ đó xác định được các hướng còn lại.                                                                       

​@1757593@

1. Dựa vào Mặt Trời, ta có thể dễ dàng quan sát hướng Mặt Trời mọc và lặn, cũng như sự dịch chuyển của bóng nắng.

2. La bàn là dụng cụ tiện ích nhất để xác định phương hướng. Khi sử dụng la bàn, cầm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để xác định phương hướng chính xác.