Bài 8. Bảo vệ khai thác tài nguyên rừng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

- Bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực:

+ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng.

- Bảo vệ tài nguyên rừng cần tập trung vào một số biện pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm:

+ Nâng cao ý thức.

+ Trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:

+ Lồng ghép trong các buổi họp thôn, bản, các lễ hội truyền thống,...

+ Xây dựng các bảng tin, biển tuyên truyền.

- Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên rừng.

- Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng nhằm:

+ Ngăn chặn việc chặt phá rừng, mua bán.

+ Vận chuyển lâm sản trái phép; lấn chiếm đất rừng trái pháp luật .

- Kiểm soát hoạt động chăn, thả gia súc, vật nuôi tránh gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

- Phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

- Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên góp phần: 

+ Bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng, tài nguyên động, thực vật rừng.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lí, bảo vệ.

+ Phát triển rừng nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, dễ tiếp cận.

- Tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng.

loading...
Bảo vệ rừng

2. PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC RỪNG

Có ba phương thức khai thác rừng: khai thác trắng, khai thác chọn, khai thác dần.

2.1. Khai thác trắng

- Khai thác trắng (chặt trắng) là phương thức tiến hành chặt toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảnh chặt, thường là dưới một năm.

- Khai thác trắng có những đặc điểm sau:

+ Tái sinh được tiến hành:

  • Sau khi khai thác xong.

  • Thời kì tái sinh rỗ ràng.

+ Sau chặt trắng, có thể áp dụng phương thức tái sinh nhân tạo để tái rừng mới đều tuổi.

- Hoàn cảnh rừng sau chặt trắng thường:

+ Bị biến đổi sâu sắc.

+ Tàn rừng bị mất.

+ Đất rừng bị phơi trống hoàn toàn.

- Ở những nơi địa hình có độ dốc lớn:

+ Lượng mưa cao dễ gây ra xói mòn.

+ Thoái hoá đất nếu tái sinh không thành công.

- Ở Việt Nam, khai thác trắng thường áp dụng đối với rừng sản xuất là rừng trồng thuần loài đều tuổi.

Công nghệ 12, Khái thác trắng
Khái thác trắng

2.2. Khai thác dần

- Khai thác dần (chặt dần) là phương thức tiến hành chặt toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảnh chặt:

+ Quá trình chặt được tiến hành làm nhiều lần sao cho trong thời gian chặt hạ.

+ Một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng già.

- Khai thác dần có những đặc điểm sau:

+ Những cây rừng thành thục được khai thác nhiều lần (3 đến 4 lần) trong giới hạn thời gian là một cấp tuổi.

+ Quá trình tái sinh được tiến hành song song với quá trình khai thác.

+ Mặt đất rừng luôn có cây che phủ và được bảo vệ có hiệu quả hơn so với chặt trắng.

- Khai thác dần đã được:

+ Hình thành và áp dụng từ lâu ở các nước ôn đới.

+ Cải tiến áp dụng ở một số nước nhiệt đới.

Công nghệ 12, Khai thác dần
Khai thác dần

2.3. Khai thác chọn

- Khai thác chọn (chặt chọn) là phương thức tiến hành chặt từng cây hoặc đám cây thành thục.

- Trong trường hợp chặt chọn đảm bảo tái sinh (chặt chọn tái sinh) còn được hiểu là:

+ Phương thức chặt nhằm loại bỏ những cây già, cây có phẩm chất và sức sống kém.

- Khai thác chọn có những đặc điểm sau:

+ Không có thời kì tái sinh rõ ràng.

+ Chặt chọn gắn liền với:

  • Phương thức tái sinh tự nhiên.

  • Phương thức xúc tiến tái sinh tự nhiên.

+ Rừng hình thành sau khai thác chọn là rừng khác tuổi.

+ Do chỉ chặt đi những cây thành thục đã đạt tới một kích cỡ nhất định nên rừng:

+ Duy trì được cấu trúc nhiều tầng.

+ Đất rừng không bị phơi trống nên hạn chế được xói mòn đất, tiểu hoàn cảnh rừng ít bị xáo trộn.

Công nghệ 12, Khai thác chọn
Khai thác chọn