Bài 8-9-10. Tế bào nhân thực

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

Ribôxôm, Bộ máy Gôngi

 

Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc. Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia

 

Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc (hình 8.1). Nó có cấu tạo gồm một số loại rARN và nhiều prôtêin khác nhau. Ribôxôm là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào. Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.

Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia (hình 8.2). Bộ máy Gôngi có thể được ví như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.  

Hình 8.2: Cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi

Lưới nội chất

 

Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau.

 

Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau.

Người ta chia lưới nội chất thành 2 loại:

- Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

- Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

Nhân tế bào

 

Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5 ụm.

 

Cấu tạo:

- Có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5µm.

- Bên ngoài là màng nhân bao bọc (màng kép) dày khoảng 6 - 9 nm. Trên màng có các lỗ nhân.

- Bên trong là dịch nhân chứa chất NST(ADN liên kết với Prôtêin) và nhân con.

Chức năng: Nhân là thành phần quan trọng nhất của tế bào :

- Nơi chứa đựng thông tin di truyền.

- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua điều khiển sự tỏng hợp Prôtêin.

Lục lạp

 

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc.

 

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.

Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc.

Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng (hình 9.2).

Trên màng của tilacôit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Hình 9.2. Cấu trúc của lục lạp
a) Ảnh chụp lát cắt ngang của lục lạp dưới kính hiển vi điện tử ;
b) Sơ đồ minh họa cấu trúc của lục lạp.

Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

Ti thể

 

Ti thể có thể ví như một “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP.

 

Ti thể là một bào quan có 2 lớp màng bao bọc (hình 9.1). Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó có rất nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.

Ti thể có thể ví như một “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

Hình dạng, kích thước và số lượng ti thể ở các tế bào khác nhau là khác nhau. Một tế bào có thể có tới vài nghìn ti thể.

Hình 9.1. Cấu trúc của ti thể

a) Ảnh chụp lát cắt ngang của ti thể dưới kính hiển vi điện tử;
b) Sơ đồ cấu tạo của ti thể.

Một số bào quan khác

 

1. Không bào, Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. 2. Lizôxôm

 

1. Không bào

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc.

Chức năng của không bào khác nhau tùy theo từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Tế bào thực vật thường có một không bào lớn hoặc nhiều không bào với các chức năng khác nhau. Một số không bào chứa chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau và hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.

Một số tế bào động vật cũng có thể có không bào nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào tiêu hóa và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào).

2. Lizôxôm

Lizôxôm cũng là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit. Vì vậy, người ta còn ví lizôxôm như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.

Lizôxôm chỉ có ở tế bào động vật

Các cấu tạo bên ngoài màng sinh chất

 

a) Thành tế bào, Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào.

 

a) Thành tế bào

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào có cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ, còn ở nấm là kitin. Thành tế bào quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào

b) Chất nền ngoại bào

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người cũng như tế bào động vật còn cấu trúc được gọi là chất nền ngoại bào.

Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin . kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau (hình Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định giúp tế bào thu nhận thông tin.

Màng sinh chất (màng tế bào)

 

a) Cấu trúc của màng sinh chất, b) Chức năng của màng sinh chất.

 

a) Cấu trúc của màng sinh chất

Năm 1972,Singơ(Singer) và Nicolson (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, glicôlipit và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào (hình 10.2). 

Hình 10.2. Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động

b) Chức năng của màng sinh chất

Với thành phần cấu tạo chủ yếu là phôtpholipit và prôtêin nên màng sinh chất có các chức năng chính sau đây :

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc : Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. Với đặc tính chi cho một số chất nhất định ra vào tế bào nên người ta thường nói càng sinh chất có tính bán thấm.
- Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở luôn thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài và đưa ra vững đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, màng sinh chất của tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.

 

- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác). 

Khung xương tế bào

 

Tế bào chất của tế bào nhân thực có cấu tạo gồm bào tương và các bào nhân thực.

 

Tế bào chất của tế bào nhân thực gồm bào tương và các bào quan. Bào tương ở tế bào nhân thực được gia cố” bởi một hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Hệ thống này được gọi là khung xương tế bào.

Khung xương tế bào có chức năng như một lá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào động vật có hình dạng xác định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và ở một số loại tế bào. khung xương còn giúp tế bào di chuyển (hình 10.1).

Hình 10.1. Khung xương tế bào

 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Nguyễn Thanh Hằng đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (27 tháng 1 2022 lúc 21:44) 0 lượt thích
Tống Thị Quỳnh Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (18 tháng 12 2021 lúc 22:10) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Vân Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 11 2021 lúc 22:13) 0 lượt thích
Smile đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (23 tháng 11 2021 lúc 20:27) 0 lượt thích
ひまわり(In my personal... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 8 2021 lúc 16:32) 0 lượt thích
Đỗ Thanh Hải đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 8 2021 lúc 19:41) 0 lượt thích
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 8 2021 lúc 8:36) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 7 2021 lúc 12:08) 0 lượt thích
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (20 tháng 7 2021 lúc 8:09) 0 lượt thích
Lê Thu Dương đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (15 tháng 4 2021 lúc 21:16) 0 lượt thích

Khách